Tại sao đầu năm mua muối cuối năm mua vôi?
(Giúp bạn)
Xin chào chuyên mục. Lâu nay tôi thấy người dần mình có phong tục Đầu năm mua muối cuối năm mua vôi mà tôi không hiểu tại sao. Chuyên mục có thể cho tôi biết tại sao đầu năm mua muối cuối năm mua vôi được không? Tôi cảm ơn
Chuyên mục xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Câu tục ngữ này gắn với hai tập tục: Phiên chợ đầu năm người ta đi chợ thể nào cũng mua một ít muối về nhà và phiên chợ cuối năm, người ta mua vôi về để cho ông bình vôi ăn no nê, đầy đặn.
Sâu xa hơn ở vế thứ nhất:
Người Việt ta thường nói "gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau"muối ở đây biểu tượng cho tình cảm gắn bó keo sơn của mọi người trong nhà cũng như ngoài nhà nên tập tục vào đầu năm mua muối là để đưa về nhà sự mặn mà tình thân thiết quanh năm trong các quan hệ ứng xử, quan hệ làm ăn.
Ngày nay người ta thường mua muối vào sáng mùng một ,mua một bát đầy có ngọn và trả tiền tương ứng một hai cân để cầu may .
Điều đặc biệt ở đây là muối bao giờ cũng đong có ngọn, chứ không gạt miệng sợ về sẽ mất lộc, mất mặn mà.
Cuối năm lại mua vôi hay tôi vôi
Xưa các cụ làm nhà vật liệu phải tích cóp hàng năm trời hoặc mấy năm trời trong đó có cả vôi làm vữa xây.Và việc tôi vôi chỉ dám thực hiện vào cuối năm.Đầu năm phải kiêng vì tôi vôi rã ra hết thì không may mắn. Hơn nữa "Bạc như vôi"là câu nói cửa miệng của các cụ ngày xưa .
Ở nông thôn, nhà nào cũng rắc vôi bột ở 4 góc vườn rồi vẽ hướng ra phía cổng để xua đuổi ma quỷ. Vì thế, dân gian có câu: "Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi". Tuy nhiên cũng có ý cho rằng, cuối năm mua vôi để tô điểm thêm cho ngôi nhà thêm mới, thêm đẹp để đón xuân.
Tập tục người Việt: vào dịp đầu năm cái gì cũng phải đầy đặn, sung mãn để có lộc cả năm. Ông bình vôi là vật thiêng, nhưng khổ nỗi: vôi được quan niệm là bạc. Nên, dân gian vẫn có câu: "bạc như vôi" nên cuối năm người ta mua vôi để tránh sự bạc bẽo. Thông thường người ta hay mua vôi tầm đầu tháng chạp .
Nên "đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi" là vậy .
Chúc bạn cùng gia đình năm mới sức khỏe và hạnh phúc!
HV