Thức ăn nhanh khiến bạn trở nên buồn bực?

15:51 07/11/2014

(Giúp bạn)

Vì sở thích cũng như tính chất công việc mà em hay ăn đồ ăn nhanh. Nhưng mà hôm trước em nghe nói ăn thức ăn nhanh nhiều khiến chúng ta hay trở nên buồn bực có đúng không ạ.


Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện ra rằng thức ăn nhanh (fast food) khiến tỷ lệ mắc chứng trầm cảm ở người tăng 50%.

Các nhà nghiên cứu vừa công bố phát hiện chính thức rằng thức ăn nhanh (fast food) có liên quan đến chứng trầm cảm ở người.

Có thể bạn là tín đồ của khoai tây chiên, bánh kem xốp, bánh mỳ kẹp thịt, bánh rán hay pizza. Bạn có thể tiêu thụ một khối lượng lớn đồ ăn trên mà không cảm thấy chán. Tuy nhiên, những loại thức ăn này có chứa một số chất gây nghiện và chúng có mối liên hệ với chứng trầm cảm. Theo nghiên cứu gần đây do các nhà khoa học từ Đại học Las Palmas de Gran Canaria và Đại học Granada, kết quả cho những những người ăn nhiều thức ăn nhanh có tỷ lệ phát triển chứng bệnh trầm cảm cao gấp đôi so với những người ít ăn hoặc hầu như không ăn fast food. Điều này có nghĩa rằng lượng tiêu thụ thức ăn nhanh càng cao, càng nhiều người mắc chứng trầm cảm. Tác giả chính của nghiên cứu, Almudena Sanchez-Villegas giải thích.

Cuộc nghiên cứu đã đưa ra nhiều nhận định về nhóm người tham gia nghiên cứu ăn nhiều thức ăn nhanh. Có thể họ là những người sống độc thân, ít năng động và có thói quen ăn uống nghèo nàn, ăn ít các loại hoa quả, hạt, cá rau và dầu ô liu. Chế độ ăn uống của họ lặp lại thường xuyên với các loại thức ăn nhanh chế biến sẵn hoặc các sản phẩm đóng gói. Đặc điểm của nhóm người này là hút thuốc lá và làm việc quá 45 giờ mỗi tuần.

Nghiên cứu đã được xuất bản trên tạp chí Dinh Dưỡng Y tế công cộng. Trong đó, chuyên gia dinh dưỡng Nisha Jadhav, Mumbai cho hay “Điều này chắc chắn là đúng. Ăn uống không lành mạnh sẽ khiến tâm trạng bạn bị ảnh hưởng tiêu cực. Thức ăn nhanh chứa nhiều chất béo bão hòa có thể khiến bạn trở nên trầm cảm. Cắt giảm các loại thực phẩm có lượng đường cao và đồ uống ngọt cũng có thể giúp thay đổi tâm trang bạn theo hướng tích cực”.

HA


Comments