Tiểu sử liệt sỹ Phùng Chí Kiên?
(Giúp bạn)
Mọi người có ai biết thông tin về liệt sỹ Phùng Chí Kiên không, cho em xin thông tin với ạ. Em xin cám ơn.
Đúng 70 năm sau ngày vị danh tướng đầu tiên quê Nghệ An hy sinh lẫm liệt, tại mảnh đất cố hương thuộc xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu, hậu thế tiến hành xây dựng Khu tưởng niệm đồng chí Phùng Chí Kiên, một trong những người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh...
Từ năm 1992, Trường PTCS xã Diễn Yên đã vinh dự mang tên Phùng Chí Kiên. Năm 2002, một khu phố thuộc quận Cầu Giấy giữa lòng Thủ đô Hà Nội, đã được mang tên ông. Cuộc đời, sự nghiệp lẫy lừng như thế, vậy mà do đâu hy sinh đã 62 năm (1941-2003), tên tuổi của ông vẫn chưa hiện hữu trên tấm bằng Tổ quốc ghi công?
Tháng 4/2003, chúng tôi ngược ra xã Diễn Yên, vào nhà anh Nguyễn Văn Việt (SN 1944), Thượng tá Quân đội nhân dân Việt Nam, nghỉ hưu năm 1999 (năm 2008 mất vì bạo bệnh), là cháu gọi Phùng Chí Kiên bằng chú ruột, người đang thờ chú. Sau ngày về hưu, anh Việt mới có điều kiện tham gia tôn lập phả hệ chi họ đi gõ cửa từ xã, huyện, tỉnh đến Trung ương... để xin Nhà nước cấp bằng Tổquốc ghi công cho người chú hy sinh từ thuở anh chưa có trên đời. Vậy mà kết quả vẫn chưa đâu vào đâu. Anh Việt lặng buồn...
Trong căn nhà lợp ngói tường bao, treo trang trọng tấm Huân chương Chiến công hạng Ba (số 283/KT/CT do Chủ tịch nước Lê Đức Anh ký, ngày 6/6/1994) ghi rõ: Tặng Liệt sỹ Phùng Chí Kiên. Tấm Huân chương Chiến công hạng Ba còn khiêm tốn so với sự cống hiến hy sinh lẫm liệt của ông, song dù sao hai chữ Liệt sỹ cũng đã phần nào an ủi, động viên thân nhân, gia đình, dòng họ, quê hương!
Vợ chồng cụ Nguyễn Khoản-Trần Thị Cúc sinh hạ 4 người con gồm: ông Nguyễn Văn Dốc (?-1947), thân sinh anh Việt; bà Nguyễn Thị Loan, ông Nguyễn Văn Thừa, út là Nguyễn Vỹ - Phùng Chí Kiên. Phùng Chí Kiên còn nhiều tên gọi khác như Mạnh Văn Liễu, Nguyễn Hào... Ông sinh ngày 18/5/1901, quê làng MỹQuan Thượng, Tổng Vạn Phần, nay là xã Diễn Yên. Cụ Tổ chi họ tên là Nguyễn Đình Liễn, quê huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Khoảng đầu thế kỷ XIX, cụ Liễn ra xã Diễn Yên lấy vợ và ở rể tại đó, đến đời cụ Nguyễn Khoản (1872-?) thân sinh của ông Phùng Chí Kiên đã là hậu duệ đời thứ 5 của cụ Liễn, hiện Nhà thờ cụLiễn vẫn ở xã Diễn Yên.
Năm 1926, Hội Việt Nam Thanh niên cách mạng chọn gửi Nguyễn Vỹ sang Quảng Châu (Trung Quốc) dự lớp huấn luyện chính trị do Lý Thụy - Nguyễn Ái Quốc tổ chức, giảng dạy. Sau đó, ông được Nguyễn Ái Quốc giới thiệu vào học Trường Quân sự Hoàng Phố, rồi sang Liên Xô học Trường Đại học PhươngĐông. Học xong về làm việc trong Ban lãnh đạo hải ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam, cùng Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập chuẩn bị Đại hội đại biểu Đảng lần thứ I (từ 27-31/3/1935), Đại hội I bầu ông vào BCH Trung ương. Ngày 28/1/1941, ông cùng Nguyễn Ái Quốc về tới Cao Bằng, tháng 5/1941 tham dự Hội nghịTrung ương 8 do Nguyễn Ái Quốc chủ trì. Hội nghị tiếp tục bầu ông vào BCH Trung ương, ông được phân công trực tiếp thành lập chỉ huy Đội Cứu quốc quân I, Tổng chỉ huy Khu căn cứ Bắc Sơn.
Tháng 6/1941, quân Pháp càn quét quy mô lớn vào Khu căn cứ Bắc Sơn, tiến hành "tát cạn đìa hốt cá". Ban chỉ huy Cứu quốc quân quyết định cử một tổ bảo vệ đưa các đồng chí Trung ương về xuôi; đồng chí Hoàng Quốc Việt, đồng chí Phùng Chí Kiên... cùng lực lượng Cứu quốc quân bám trụ Võ Nhai, phân tán thành từng tổ bám dân chiến đấu chống càn.
Cuộc chiến đấu diễn ra quá chênh lệch về mọi mặt, ta quyết định để một bộ phậnđánh chặn, hai bộ phận còn lại phá vây rút lên Cao Bằng để bảo toàn lực lượng. Ngày 21/8, đơn vị do Phùng Chí Kiên, Lương Văn Tri chỉ huy lên tới xã BằngĐức (huyện Ngân Sơn) thì bị lọt vào vòng vây của địch, chúng huy động kháđông châu đoàn, lính dõng khép chặt các hướng. Ông Lương Văn Tri hy sinh, ông Phùng Chí Kiên bị thương nặng vẫn kiên cường chiến đấu hút địch về phía mình để đồng đội phá vây thoát hiểm. Tổng chỉ huy trưởng Phùng Chí Kiên bị sa vào tay giặc sau khi đã bắn viên đạn cuối cùng. Bọn châu đoàn không còn tính người đã chặt đầu ông, đem cắm ở đầu cầu Ngân Sơn, hòng uy hiếp tinh thần cán bộ và nhân dân địa phương!
Ngày 10/3/1990, thân nhân gia đình, Bộ Quốc phòng, cùng một số đồng đội từng vào sinh ra tử đã đưa một phần hài cốt của Phùng Chí Kiên từ Bắc Cạn vềNghĩa trang Mai Dịch (Hà Nội).
Trong quá trình thu thập tư liệu về Phùng Chí Kiên, tôi được gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại tư dinh. Sau khi nghe tôi trình bày xin Đại tướng phát biểu vềPhùng Chí Kiên, Đại tướng cũng nhòa nhòa nước mắt: "Nếu anh Phùng Chí Kiên còn sống thì Đảng, Bác Hồ không phân công tôi phụ trách quân sự... Đồng chí Phùng Chí Kiên là một tiền bối cách mạng có đức độ, có tài năng về chính trị, vềquân sự; một con người rất hòa hợp với đồng chí, đồng bào, luôn gương mẫu vềmọi mặt. Mỗi lần nghĩ về anh, bản thân tôi lại muốn khóc...".
Nghe tôi báo cáo về việc cho đến nay đã 62 năm ông Phùng Chí Kiên vẫn chưa có Bằng Tổ quốc ghi công, ánh mắt Đại tướng rất buồn: "Lần đầu tôi gặp anh Phùng Chí Kiên vào tháng 5/1940, lúc đó tôi được Đảng cử đi Côn Minh cùng anh Phạm Văn Đồng. Các anh Phùng Chí Kiên, Vũ Anh đón chúng tôi. Anh Phùng Chí Kiên bố trí cho tôi và anh Phạm Văn Đồng gặp đồng chí Vương (tức Bác Hồ). Sau đó tôi may mắn ở chung với anh Phùng Chí Kiên một thời gian. Chúng tôi rất thương nhau và rất hiểu nhau... Anh Phùng Chí Kiên được phân công công tác tại địa bàn Cao Bằng - Bắc Sơn. Nên tìm gặp đồng chí Doãn Hằng, nguyên là Bí thư Tỉnh ủy Bắc Cạn, hiện ở Thái Nguyên, để tìm cho ra chỗchôn đầu anh Phùng Chí Kiên, rồi đưa về chôn cùng thi thể còn lại của anh. Tôi nghĩ, nhân ngày hy sinh của anh, đề nghị xây nhà lưu niệm anh Phùng Chí Kiên, còn việc làm chế độ liệt sĩ cho anh là đương nhiên. Nên bàn với Hội đồng khoa học lịch sử tổ chức cuộc Hội thảo về Phùng Chí Kiên... Không hiểu ở Diễn Châu, anh Kiên còn nhà cửa, vợ con không?".
Tôi báo cáo với Đại tướng: Trên khu đất xưa hiện vẫn còn ngôi nhà của 2 cụ thân sinh để lại cho cậu út Nguyễn Vỹ - Phùng Chí Kiên. Theo anh Nguyễn Việt, cháu gọi Phùng Chí Kiên là chú ruột: Vợ chồng cụ Khoản, cụ Cúc trước lúc quy tiênđều dặn con cháu gắng giữ lại ngôi nhà của 2 cụ dành cho cậu út Vỹ. Đầu những năm 60 của thế kỷ XX, người cháu nội tộc vì còn trẻ người non dạ, trước khi di cư lên huyện Quỳ Hợp lập nghiệp đã trót bán ngôi nhà cho một người dân trong vùng. Sau ngày nghỉ hưu, anh Nguyễn Việt đã vận động anh em nội tộc góp tiền chuộc và tái dựng ngôi nhà trên nền cũ.
Về chuyện gia đình riêng của Tướng Phùng Chí Kiên, từ năm 1925 đến khi hy sinh, ông luôn bị mật thám Pháp ráo riết truy lùng khắp trong và ngoài nước. Thời gian Nguyễn Vỹ đang "mất tích" thì tại quê nhà, hai cụ thân sinh đã kiếm tìm dạm hỏi một thôn nữ đẹp người đẹp nết, quê xã Diễn Mỹ, đôi bên gia đình tổchức đám cưới vắng chú rể. Dẫu thế, chú rể Nguyễn Vỹ vẫn là "chồng hờ" của cô gái ấy. Nàng về ở nhà bố mẹ chồng, suốt 5 năm vòi vọi đợi chờ mà chưa một lầnđược bén hơi chồng(!).
Cảm thương xuân sắc có thì, đôi bên gia đình đành phải động viên khuyên bảo cô đi bước nữa. Nhưng cái thời xanh đẹp nhất của cuộc đời thiếu nữ đã trôi qua, cô đành an phận làm vợ lẽ cho một người quê xã kề bên. Sau ngày gia đình cụKhoản - cụ Cúc cưới chồng cho con dâu, hai cụ vẫn đồng ý để cô thường xuyên qua lại chăm sóc an ủi bố mẹ chồng cũ...
Thoạt đầu, tôi nghĩ chỉ là sự tình cờ, nhưng 4 tháng sau kể từ ngày báo LaoĐộng đăng bài "Liệt sỹ Phùng Chí Kiên 62 năm... chưa là Liệt sỹ" (27/7/2003), tôi phấn khởi được chứng kiến tấm bằng Tổ quốc ghi công do Thủ tướng Phan Văn Khải ký, ngày 17/11/2003, đã mang tên Liệt sĩ Phùng Chí Kiên. Rồi chứng kiến Lễ đón rước tấm bằng do chính quyền huyện, xã, gia đình họ tộc, cùngđông đảo nhân dân xã Diễn Yên trân trọng rước về, kính cẩn bày lên bàn thờ Liệt sĩ, thì tôi lại nghĩ không là tình cờ nữa!
HA
Bài liên quan:
http://hoidap.tinmoi.vn/ba-hang-biet-nguoi-trom-thu-cap-liet-sy-phung-chi-kien-d21266.html
http://hoidap.tinmoi.vn/nguoi-nha-liet-sy-to-cao-nha-ngoai-cam-cau-thuy-d21235.html
http://hoidap.tinmoi.vn/y-nghia-nguon-goc-ngay-thuong-binh-liet-si-27/7-la-gi-d10311.html