Tuổi kim lâu tính như thế nào?

16:31 07/11/2014

(Giúp bạn)

Các chị ơi cho em hỏi, tuổi như thế nào là tuổi kim lâu ạ? Em nghe mấy chị em nói là phạm kim lâu thì không cưới được, em thì không biết tuổi kim lâu là những tuổi nào. Các chị cho em biết với ạ! 


Mình sẽ chia sẻ cho bạn biết về vấn đề này. Dân gian ta thường có câu : Lấy vợ xem tuổi đàn bà, làm nhà xem tuổi đàn ông? Xem tuổi ở đây ngụ ý chỉ tuổi Kim Lâu. Lại có câu : Một, ba, sáu, tám Kim Lâu Làm nhà, cưới gả hàng đầu phải kiêng


Như vậy các tuổi có hàng đơn vị là 1, 3, 6, 8 đều là tuổi Kim Lâu. Có thể hiểu nôm na, đàn ông làm nhà, con gái đi lấy chồng nếu phạm Kim Lâu? thì năm đó hãy tạm hoãn, đợi sang năm sau mới tiến hành.

Tuổi Kim Lâu được tính theo âm lịch, nghĩa là bằng tuổi dương lịch cộng thêm một. Các cụ ngày xưa chia Kim Lâu làm 4 loại :

- Những tuổi âm lịch có số hàng đơn vị là 1 phạm Kim Lâu đối với chính bản thân gia chủ, gọi tắt là Kim Thân. Nếu không kiêng, tránh thì gia chủ sẽ gặp rủi ro, tai họa như khẩu thiệt (vạ miệng), bệnh tật, đau ốm, dẫn đến mạng vong.

- Những tuổi âm lịch có số hàng đơn vị là 3 phạm Kim Lâu đối với người vợ, gọi tắt là Kim Thê. Nếu gia chủ không kiêng tránh thì người vợ sẽ vướng hạn khẩu thiệt, tật bệnh, sinh đẻ khó khăn, nguy hiểm tính mạng.

- Những tuổi âm lịch có số hàng đơn vị là 6 phạm Kim Lâu đối với con cái, gọi tắt là Kim Tử. Nếu gia chủ không kiêng tránh thì con cái có thể bị khẩu thiệt, quan phi (ra cửa quan vì chuyện thị phi), hung họa, mạng vong v.v...

- Những tuổi âm lịch có số hàng đơn vị là 8 phạm Kim Lâu với lục súc, gọi tắt là Kim Súc. Nếu không kiêng tránh thì chăn nuôi sẽ khó khăn, gia súc ốm, chết dẫn đến thiệt hại về kinh tế.

Trong sách Thông thư lý giải như sau : Lấy 24 phương vị gồm 4 quẻ, 8 thiên can và 12 địa chi, sắp xếp thành : phương Bắc gồm: Nhâm - Tí - Quý , Đông Bắc gồm: Sửu - Cấn - Dần , phương Đông gồm: Giáp - Mão - Ất , Đông Nam gồm: Thìn - Tốn - Tị , phương Nam gồm: Bính - Ngọ - Đinh, Tây Nam gồm: Mùi - Khôn - Thân , phương Tây gồm: Canh - Dậu - Tân và Tây Bắc gồm Tuất - Càn - Hợi.

Bắt đầu tính khởi 1 ở góc Tây Nam, 2 đến Tây, 3 đến Tây Bắc, 4 đến Bắc, 5 vào cung giữa (trung cung), 6 ở Đông Bắc, 7 ở Đông, 8 ở Đông Nam, 9 ở Nam, đến 10 lại về cung giữa rồi tiếp hàng đơn vị 1 ở hướng Tây Nam v.v... Tính như vậy thì luôn luôn ta thấy 1 - 3 - 6- 8 ở các phương, góc có Tứ Mộ (Thìn, Tuất, Sửu, Mùi) có Tứ Sinh (Dần, Thân, Tị, Hợi). Vừa có Mộ lại vừa là Sinh nên gọi Kim Lâu, ẩn chứa nhiều hung nguy hơn cát tường nên cần phải kiêng tránh.

Ngoài cách tính trên của sách ? Thông thư còn có các cách tính khác của Kim Oanh Ký, Hà Tấn Phát, Thiên Lương, Thao Thao... Mỗi tác giả đều có những quan điểm và cách lý giải riêng, dẫn đến những kết quả khác nhau, không nhất thiết cứ 1, 3, 6, 8 đều phạm Kim Lâu cả.

Thật ra các sách nói về thuật trạch cát của Trung Quốc không thấy đề cập đến khái niệm Kim Lâu. Kim Lâu chỉ có các cụ ta ngày xưa tính và coi trọng, vì vậy xin chép ra đây để bạn đọc quan tâm đến huyền học, thuật số tham khảo. Việc đời, cứ nên thuận theo lẽ tự nhiên, vận dụng phép quyền biến mà làm, không nên quá lệ thuộc vào những thuyết xưa mà sinh ra mê muội, mù quáng nhiều khi dẫn đến hại mình, hại cả cho người.

D.T


Comments