Xin hỏi nguyên nhân gây bệnh loãng xương và cách ngăn ngừa?
(Giúp bạn)
Xin hỏi nguyên nhân gây bệnh loãng xương và cách ngăn ngừa?
Ngăn ngừa loãng xương - giảm nguy cơ mắc bệnh. Ăn các thức ăn chứa nhiều chất vôi (calcium) và sinh tố D. Đối với đa số, nếu dùng các sản phẩm của sữa (dairy products) thí dụ như sữa, da-ua, phô-ma, mỗi ngày 3 lần sẽ có đủ chất vôi cần thiết cho cơ thể.
sua.jpg
Uống sữa mỗi ngày 3 lần sẽ cung cấp đủ chất vôi cho cơ thể
- Sinh tố D giúp cho cơ thể hấp thu chất vôi. Thức ăn có chứa một lượng nhỏ sinh tố D như lòng đỏ trứng gà, cá nước mặn và các loại bơ chế biến bằng chất béo thực vật (manarine). Nguồn sinh tố D dồi dào nhất là ánh mặt trới (nhưng cần chú ý tránh để da bị cháy nắng).
- Tập những môn thể dục đòi hỏi nhiều vận động, mang trên người những vật nặng để xương cứng cáp hơn, thí dụ đi bộ, chơi tenis, nhảy múa và cử tạ. Lưu ý tập thể dục ngày 2 lần (20 phút) mỗi lần cách nhau 8 tiếng đồng hồ, có lợi cho xương hơn là tập 1 lần..
- Nếu có thể được nên đi kiểm tra độ đặc của xương (BMD) - Ngưng hút thuốc; giảm uống rượu bia. Điều trị loãng xương. Mục đích chính là ngăn ngừa cho tế bào xương không bị mất thêm và tránh cho xương bị gãy. Ngăn ngừa gãy xương là điểm quan trọng. Tuy nhiên nếu xương đã gãy cần có những phương pháp chữa trị nhằm giảm thiểu các trường hợp bị gãy thêm xương.
Những biện pháp nhằm duy trì cho xương được rắn chắc và tránh xương bị hao mòn hoặc bị gãy mòn: Ăn những thức ăn có lợi cho xương, nghĩa là có nhiều chất vôi (Calcium) và sinh tố D; tập thể dục thường xuyên gồm những động tác như mang tạ và làm mạnh xương. Có cuộc sống lành mạnh, không hút thuốc, không uống nhiều rượu, bia.
Ngoài ra, đối với phụ nữ, khi bước vào độ tuổi mãn kinh có thể dùng thêm Dưỡng cốt hoàn với thành phần thiên nhiên (cao xương hỗn hợp, cao qui bản, hoàng bá, tri mẫu, trần bì, bạch thược, can khương, thục địa) để phòng ngừa bệnh loãng xương, xốp xương cũng như điều trị chứng đau lưng, mỏi gối, đau nhức xương khớp.