Song không ít người trong số chúng ta lại đánh mất niềm tin vào bản thân và chấp nhận sống một cuộc đời mờ nhạt. Dưới đây là 6 nguyên nhân cơ bản:
1. Ảnh hưởng từ những người xung quanh
Chúng ta nhìn thấy một người đàn ông có vòng bụng “đáng nể” vừa ngồi xuống bàn đã thốt lên “Ăn món nào tôi cũng bị lên cân”. Chúng ta nghe thấy một người nội trợ vụng về than vãn: “Dù có dọn dẹp gọn gàng thì ngày mai mọi thứ lại bừa bộn như cũ mà thôi”. Một nhân viên bước vào thưa với sếp: “Tôi không thể hoàn tất công việc đúng hạn được” …
Bởi vì xung quanh có quá nhiều lời than vãn nên bản thân chúng ta cũng sẽ bị ảnh hưởng và dần đánh mất đi niềm tin.
2. Mặc cảm vì những lời chê bai, phán xét
Những lời phê bình dù chỉ là bóng gió xa xôi nhưng nếu lặp đi lặp lại sẽ mang lại tác hại ghê gớm. Đôi khi một lời phán xét vô tình cũng đủ khiến bạn mặc cảm và bị tổn thương. Dần dần chúng ta chấp nhận rằng nhận xét của mọi người là đúng, rằng năng lực, ngoại hình, tư duy của chúng ta là kém cỏi thật.
3. Đồng hóa giữa khái niệm “một lần thất bại” và “thất bại hoàn toàn”
Một đứa trẻ học kém một môn nào đó hay không hòa đồng với các bạn dễ bị các giáo viên đánh giá là học lực kém hay hạnh kiểm thấp và đáng buồn là cha mẹ bé cũng thường đồng thuận với nhận xét đó.
Chúng ta thường quy kết một người là không có năng lực nếu chẳng may họ phạm lỗi trong một việc nào đó. Mặc dù tất cả chúng ta đều hiểu rõ sự khác biệt giữa “một lần sai phạm” và “luôn luôn sai phạm” nhưng ít người nhận ra hậu quả của 2 cách nói như vậy.
Sự trượt dài trong mặc cảm tự ti sẽ khiến chúng ta thu mình vào vỏ ốc an toàn và luôn e sợ tất cả mọi điều.
4. So sánh kinh nghiệm của bản thân mình với người khác
Chúng ta thường có khuynh hướng phóng đại thành công của người khác và đánh giá thấp thành công của mình. Thật ra kinh nghiệm không phải là một kỹ năng (kinh nghiệm có thể giúp tăng cường kỹ năng nhưng đó không phải là một).
Hơn 4 triệu người Úc có thể lái xe bên trái đường cao tốc dễ dàng trong khi bạn không thể, hay không dám làm như vậy, đơn giản vì đó không phải là thói quen của bạn. Điểm khác biệt giữa chúng ta là người này có kinh nghiệm hơn người khác về một vài lĩnh vực nào đó mà thôi.
Thật khôi hài là nhiều người trong chúng ta thường ngưỡng mộ một kỹ năng hay thành tích của người khác mà quên rằng họ cũng đang ngưỡng mộ một điều gì đó ở chúng ta.
5. So sánh điểm yếu của mình với điểm mạnh của người khác
Một người phụ nữ tên Phyllis Diiler đã chấp nhận làm nhân viên vệ sinh suốt 18 năm liền cho đến khi bà tình cờ đọc cuốn “Điều kỳ diệu của niềm tin”. Kể từ đó bà bắt đầu nhìn lại xem đâu là ưu điểm của mình và nhận ra mình có khả năng gây cười, khiếu hài hước. Bà quyết định thay đổi công việc và một năm kiếm được 1 triệu đô.
Nếu bạn biết sử dụng những điểm mạnh và tài năng của riêng mình, bạn sẽ được đền bù xứng đáng.
6. Đặt mục tiêu quá cao hoặc xa thực tế
Rất nhiều người mất niềm tin vì họ đặt mục tiêu quá cao hoặc xa thực tế. Sau đó họ thất bại hoặc oán trách và không bao giờ tha thứ cho mình. Họ sống với ý nghĩ rằng mình không xứng đáng có một công việc tốt, một người bạn đời tốt, những đứa con ngoan hay những phần thưởng xứng đáng nào đó.
Hãy nhớ, đừng bao giờ từ bỏ niềm tin, buông tay khỏi giấc mơ của mình dù vì bất kỳ nguyên do nào, bởi điều đó sẽ khiến bạn nuối tiếc suốt đời.