“Bẫy” tư duy khiến bạn mãi vẫn không giàu nổi
(Giúp bạn) - Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao mình đã cố gắng hết sức mà vẫn không thể giàu được? Câu trả lời có thể chính là bạn đã mắc 9 " bẫy" tư duy dưới đây.
Thực tiễn chứng minh rằng, không phải ai sinh ra cũng đã giàu có, nhiều người xuất phát từ tầng lớp nghèo hoặc trung lưu, nhưng bằng sự cố gắng và nỗ lực của chính bản thân mình đã gây dựng nên những khối tài sản khổng lồ. Và có một thực tế không thể phủ nhận rằng người giàu luôn suy nghĩ và hành động khác với người nghèo. Chắc chắn rằng bạn đã từng tự hỏi, tại sao tôi nỗ lực bấy lâu nay, đặt ra vô cùng nhiều các ý tưởng hay kế hoạch ấy mà lại không giàu bằng người A, người B. Xin thưa, ấy là bạn đang gặp phải những cái “bẫy” tư duy trên con đường làm giàu của bạn.
Tôi chỉ cần đủ sống:
Mục tiêu của những người thuộc tầng lớp nghèo hoặc trung lưu thường nghĩ đơn giản kiếm tiền là để đủ sống một cách thoải mái và coi đó là sự tự do về tài chính. Nhiều người cố kiếm đủ tiền để dành một khoản cho tuổi già của mình và do vậy, khi chưa kiếm đủ tiền như họ mong muốn, họ vẫn không dừng lại công việc của mình dù đã tuổi cao.
Tôi cần phải kiếm tiền:
Bẫy tư duy khiến bạn mãi vẫn không giàu nổi |
Trong thời đại thị trường hóa toàn cầu hiện nay, dường như bạn đã trở thành nô lệ của đồng tiền, bạn chạy mải miết theo tiền và bằng mọi cách để kiếm thật nhiều tiền. Đặt mục đích kiếm tiền hoàn toàn không sai, nhưng thay vì cố gắng tạo ra tiền, tại sao bạn không “thu thập” và “tích lũy” tiền. Bạn cố gắng chăm chỉ làm việc để kiếm tiền lương ít ỏi hàng tháng, nhưng sao bạn không buôn bán một mặt hàng giá trị và hưởng chênh lệch lớn hơn.
Lớn hơn không phải lúc nào cũng tốt hơn:
Các công ty hàng đầu thế giới luôn đặt mục tiêu toàn cầu, họ không ngừng mở rộng quy mô để nâng cao doanh số. Còn bạn mãi vẫn nằm trong vỏ ốc nhỏ bé của mình chỉ bởi suy nghĩ “Lớn hơn không phải lúc nào cũng tốt hơn”. Bạn sợ phải đối mặt với rủi ro của thế giới rộng lớn bên ngoài mà quên mất rằng muốn trưởng thành phải đứng dậy từ vấp ngã.
Nhiều tiền sẽ dẫn đến nhiều vấn đề:
Càng giàu thì gặp càng nhiều vấn đề đó chính là tư duy của người nghèo |
Đâu phải cứ có nhiều tiền là tốt đẹp. Sự thật là khi bạn càng có nhiều tiền, bạn càng kiểm soát và nắm bắt cơ hội một cách tốt hơn. Khi bạn có tiền để ngồi khoang hạng nhất, điều đó không đồng nghĩa với việc bạn có thể cho một anh say rượu ngồi cạnh mình. Nhưng khi bạn có chiếc máy bay của riêng mình, bạn thuê 2 phi công, một thơ máy và trả lương cho cả phi hành đoàn, bạn có thể cho bất cứ ai lên máy bay. Như vậy, nhiều tiền sẽ tạo ra vấn đề mới, chứ không phải nhiều vấn đề.
Muốn kiếm tiền phải có tiền:
Trên thực tế, 3/4 triệu phú trên thế giới là triệu phú tự thân. Minh chứng rõ nét chính là Phil Ruffin, tỷ phú sở hữu tập đoàn Treasure Island Casinos, tài sản 2,4 tỷ USD. Bắt đầu bằng công việc nhân viên sòng bài, Phil Ruffin sau đó đã bỏ việc và tìm cách gây dựng sự nghiệp riêng. Từ việc mở cửa hàng nhỏ đến chuỗi cửa hàng, sau đó là khách sạn và các sòng bài, Phil Ruffin khiến cả thế giới ngưỡng mộ bởi bản lĩnh táo bạo và cả sự kiên trì làm những điều mình muốn. Con số ¾ đồng nghĩa với việc những người bình thường cũng có thể trở nên giàu có nếu như đủ quyết tâm và đam mê. Khi đã có tiền, người giàu dùng tiền để tạo ra tài sản. Nhưng khi mới bắt đầu, họ dùng sự quyết đoán và đam mê để tạo ra tiền.
Tiền không thể tự “đẻ ra tiền”:
tư duy nghèo nàn này khiến bạn không thể giàu nổi |
Người nghèo luôn cho rằng, cuộc sống là một trò chơi có tổng bằng 0. Khi người này giàu lên đồng nghĩa với việc người còn lại sẽ nghèo đi. Và họ chấp nhận sự nghèo khó vì nghĩ rằng tiền không thể tự “đẻ ra tiền”. Đây là một quan điểm hết sức sai lầm. Nơi duy nhất thiếu tiền trên hành tinh này chính là tư duy nghèo nàn của những người không dám kiếm tiền.
Bỏ ra thời gian thế nào thì tiền kiến được thế ấy:
Những người giàu đổi tiền lấy thời gian vì họ tin rằng thời gian có giá hơn là tiền bạc. Người bình thường thì tin rằng cách duy nhất kiếm được nhiều tiền hơn là làm việc nhiều thời gian hơn, đơn giản là vì họ không tin rằng có thể làm giàu bằng tiền. Hãy bỏ kiểu suy nghĩ rằng thời gian nào thì tiền nấy đi và hãy nghĩ đến tiền theo một tư duy rộng hơn.
Tiền bạc là nguồn gốc của mọi tội lỗi:
tư duy tiền bạc là nguồn gốc của mọi tội lỗi là không đúng |
Bill Gates đã từng nói rằng: “Không phải là lỗi của bạn nếu sinh ra trong một gia đình nghèo khó, nhưng sẽ là lỗi của bạn nếu như bạn tiếp tục nghèo như vậy”. Do đó, tội lỗi lớn nhất là khi bạn không nuôi nổi gia đình, đi du lịch, mở rộng công ty hay thực hiện ước mơ của bạn.
Một đồng tiết kiệm là một đồng kiếm được:
Nếu nghĩ thế thì bạn sẽ chẳng bao giờ giàu nổi. Một đồng tiết kiệm thì vẫn chỉ là một đồng mà thôi. Nếu bạn mất cả đời chỉ để nghĩ về những đồng tiền lẻ đó thì bạn sẽ chẳng bao giờ tạo ra được sự dư dật về tài chính.
Tiền không mua được hạnh phúc:
Một số người thường nói với nhau rằng: “ Có tiền là có tất cả. Có tiền mua tiền cũng được”. Vâng, có tiền có thể mua tiên nhưng chắc gì đã mua được hạnh phúc, sự vui vẻ và thanh thản nơi cõi lòng. Bạn hạnh phúc hay không hạnh phúc không liên quan đến tiền cả, tiền vẫn chỉ là tiền, là một tờ giấy có in chữ mà thôi. Nếu bạn là một kẻ vô lo, bạn vẫn vô lo khi bạn có tiền hoặc không. Nhưng nếu bạn nghèo, sẽ đến một lúc nào đó bạn cảm thấy cuộc đời mình thật bất hạnh.
Ý tưởng của tôi chỉ đáng giá một xu:
Đừng nghĩ rằng bạn nói như vậy là khiêm tốn trước người khác. Câu nói đó thường được nói ra bởi những người thích thể hiện rằng họ đánh giá thấp thời gian và tiền bạc của bản thân họ. Hãy chấm dứt kiểu suy nghĩ về những đồng bạc lẻ và thôi đánh giá thấp các ý tưởng của bạn. Cách bạn suy nghĩ về các ý tưởng kiểu đó sẽ chỉ hạn chế các khả năng của bạn mà thôi.
Người giàu thường ích kỷ:
Điều này có đúng hay không? Theo tâm lý học, để chăm sóc bản thân và có khoản thu nhập kếch xù để trước hết không là gánh nặng của người khác, sau là có thể chăm lo được cho người khác, gia đình, con cái và xã hội của bạn trong tương lai, bạn cần có một chút ích kỉ và cả tự trọng.