Quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đơn giản hay phức tạp?

Biện Như Thinh 22:10 28/02/2017

(Giúp bạn) - Quy trình đơn giản hay phức tạp chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều người mới bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh. Hãy xem bài viết trên đây để lời giải đáp cho câu hỏi.

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu:

 Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Nhằm hỗ trợ khách hàng có thể nắm bắt rõ ràng quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu giống như một tấm căn cước cá nhân, một văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu. Hiệu lực của loại giấy tờ này từ ngày cấp đến hết 10 năm tính từ ngày nộp đơn hợp lệ và cứ 10 năm thì lại gia hạn 1 lần.

Quyền được hưởng nếu thực hiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu:

 Quyền được hưởng nếu thực hiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Đối với tổ chức hoặc cá nhân tiến hành hoạt động kinh doanh hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu và tên đăng ký tên dùng cho hàng hoá hoặc dịch vụ do mình kinh doanh. Các tổ chức hoặc cá nhân khác tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu. Bạn còn có quyền nộp đơn, có thể nhượng quyền cho một cơ sở kinh doanh khác thông qua văn bản chuyển giao được.

Cần chuẩn bị gì trước khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu?

 Cần chuẩn bị gì trước khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu?

Trước khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, bạn cần lưu ý rằng các nhãn hiệu sẽ có thể bị từ chối đăng lý nếu như không có khả năng thực hiện chức năng nhận diện và phân biệt của nhãn hiệu sản phẩm, dịch vụ. Thứ hai, nhãn hiệu cũng có thể bị từ chối đăng ký nếu như đã có người từng đăng ký một ý tưởng sản phẩm, dịch vụ tương tự do quyền lợi của đăng ký nhãn hiệu là được pháp luật bảo vệ và tránh nhầm lẫn với các sản phẩm của đối thủ khác. Trong trường hợp, nhãn hiệu sản phẩm có nội dung trùng hoặc tương tự đến nỗi có thể gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được đăng ký hoặc nộp đơn đăng ký sớm hơn. Không được chấp nhận đăng ký bảo hộ nhãn hiệu còn do trùng với tên riêng, biểu tượng, hình ảnh của quốc gia, danh nhân, tổ chức của Việt Nam và nước ngoài.

Tra cứu thông tin để xem xét những chủ sở hữu đã nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

Để tránh đầu tư công sức và chi phí vô ích, trước khi nộp đơn đăng ký, doanh nghiệp cần biết chắc nhãn hiệu mà mình muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chưa có người nào khác nộp đơn đăng ký. Người nộp đơn có thể tự tra cứu thông tin về các nhãn hiệu đã có chủ sở hữu.

+ Công báo Sở hữu công nghiệp do Cục Sở hữu trí tuệ phát hành hàng tháng.

+ Đăng bạ quốc gia và Đăng bạ quốc tế về nhãn hiệu hàng hoá.

+ Cơ sở dữ liệu điện tử về nhãn hiệu hàng hoá công bố trên mạng Internet.

+ Có thể sử dụng dịch vụ tra cứu thông tin của Cục Sở hữu trí tuệ, với điều kiện phải nộp tiền phí dịch vụ theo quy định của Bộ Tài chính.

Hi vọng bài viết trên có thể giúp bạn nhận định được quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đơn giản hay phức tạp để có thể thực hiện trong việc hoàn tất giấy tờ. Hãy đồng hành với chúng tôi vì phương pháp nhượng quyền luôn luôn đúng với mọi lĩnh vực và mọi thời đại.

Comments