3 sai lầm tai hại thường gặp khi đối phó với thời tiết nắng nóng trên 40 độ C
(Giúp bạn)16 loại cây cảnh trong nhà giúp sống thọ hơn nhất định phải trồng ít nhất 1 cây trong nhà
Con người ngày càng phải gánh chịu hậu quả nặng nề của việc tàn phá thiên nhiên. Cái nóng như thiêu đốt nhiều năm qua khiến bạn nếu không đổ bệnh vì nóng, thì cũng rước họa vì 3 thói quen chống nóng sai lầm sau.
Uống nước đá khi khát
Theo chuyên gia Lê Thị Hải, Giám đốc Trung tâm Khám và Tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, sau thời gian đi ngoài trời nắng, bạn có cảm giác thèm một cốc nước mát lạnh, đặc biệt là các loại nước ngọt có ga để giảm cơn khát. Tuy nhiên, đây là thời điểm không thích hợp để uống các loại nước trên, thậm chí chúng còn gây hại cho cơ thể.
Theo lý giải của các chuyên gia, trong nước lạnh, các phân tử đang tích hợp nên rất khó thấm vào tế bào. Do đó sau khi uống, cơn khát vẫn không được giải quyết. Về lâu dài, thói quen này sẽ khiến cơ thể không đủ nước để cung cấp cho hoạt động của các tế bào.
Uống nước lạnh có thể khiến cơ thể thiếu nước.
Một điều mà mọi người ít nghĩ tới đó là nước nóng hoặc hơi ấm có thể bù đắp lại lượng nước đã mất một cách nhanh chóng. Vì các đơn phân tử dễ dàng thẩm thấu vào tế bào nhanh hơn nước lạnh. Đặc biệt, chúng ta cần lưu ý những người bị cảm mạo, say nắng, mồ hôi không thoát, uống nước lạnh còn có thể khiến cho cơ thể không thể tản nhiệt, làm tăng nguy cơ sốt.
Theo bà Hải, vào mùa hè, bạn nên uống nước lọc hàng ngày, tránh xa các loại nước ngọt có ga, đồ uống năng lượng. Ngoài ra, bạn có thể tăng cường các loại nước ép rau quả, ăn thêm nhiều rau, trái cây.
Bên cạnh đó, lười uống nước là một sai lầm khá lớn của nhiều người, nhất là trong mùa hè khi cơ thể mất nhiều mồ hôi và muối. Vị chuyên gia này khuyến cáo mọi người không nên để đến lúc khát mới uống nước. Khi đó cơ thể chúng ta đã mất đi một lượng nước khá lớn, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cơ thể. Nếu tình trạng này kéo dài có thể gây cô đặc máu, ảnh hưởng đến tim, nguy cơ đột quỵ dưới trời nắng nóng.
Dùng điều hòa quá lạnh
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết sai lầm lớn của nhiều người là dùng điều hòa với nhiệt độ thấp nhất ngay sau khi tiếp xúc với nhiệt độ nắng nóng ngoài trời.
Điều hòa chỉ nên thấp hơn nhiệt độ ngoài trời 5°C.
Theo ông, việc đầu tiên nên làm là bạn cần lau khô mồ hôi để tránh nhiễm lạnh đột ngột. Ngược lại, trước khi đi ra ngoài, bạn cũng nên tắt điều hòa 15-20 phút để tránh sự chênh lệch nhiệt độ quá lớn giữa trong nhà và ngoài trời.
Đặc biệt, nhiều nhà sử dụng điều hòa nhưng vẫn để thêm một chậu nước trong phòng. Điều này rất nguy hiểm, nhất là đối với trẻ em, vì hơi nước sẽ thu hút các bụi bẩn, vi trùng gây bệnh. Bác sĩ Dũng khuyến nghị khi lắp điều hòa, bạn nên có thêm một chiếc quạt thông gió để trao đổi không khí với bên ngoài. Nhiệt độ trong phòng điều hòa để không cách biệt quá 5°C so với ngoài trời. Các gia đình nên thường xuyên mở cửa sổ đổi gió để đảm bảo trao đổi đối lưu giữa không khí trong và ngoài.
Tắm ngay khi vừa đi nắng
Khi vừa đi nắng về là thời điểm cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi, nhiệt độ cao, nếu tắm ngay sẽ làm thân nhiệt thay đổi đột ngột, rất nguy hiểm, có thể gây đột quỵ. Vì vậy, các chuyên gia khuyên bạn cần nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát để ráo mồ hôi trước khi tắm.
Tắm ngay khi vừa đi nắng về có thể gây đột quỵ.
Đối với trẻ nhỏ, bác sĩ Dũng cho biết mùa hè cũng là thời điểm cha mẹ thường xuyên cho con đi biển, bơi. Trẻ thường thích nước nên cha mẹ cho tắm nhiều lần trong ngày hoặc ngâm mình dưới nước thời gian lâu cũng rất dễ bị cảm lạnh.
Ngoài ra, với những ngày nắng nóng như hiện nay, mỗi khi ra đường bạn nên mặc những quần áo rộng, nhẹ và sáng màu. Nên đội mũ và sử dụng những loại kem chống nắng có chỉ số trên 30 UV.
Với những người luyện tập thể dục hay đi bộ ngoài trời nên bổ sung nhiều nước trước khi tập luyện và cứ 20 phút tập luyện thì nên uống thêm nước bổ sung cho cơ thể dù không khát.
Theo Bestie.vn
Phản Hồi