Ăn - một cách khám phá thế giới của trẻ
(Giúp bạn)Hoạt động nhai là một trong những cách mà trẻ sử dụng để khám phá thế giới của mình. Tuy nhiên, điều này cũng là nguyên nhân gây ra cho trẻ một số nguy hiểm nếu chúng ta không biết cách để bảo vệ trẻ.
- 1
Nhai là gì?
Nhai là hành vi hết sức bình thường của một đứa trẻ đang trong giai đoạn phát triển.
Độ tuổi từ sơ sinh cho đến 18 tháng tuổi là giai đoạn trẻ hay “cho đồ vật vào miệng” nhất, một là do trẻ ngứa nướu khi gần mọc răng, còn nguyên nhân khác là trẻ đang thăm dò các đối tượng trước mặt. Một nghiên cứu cho thấy rằng trẻ trong độ tuổi dưới 3 tuổi thì trung bình mỗi ngày “cho vào miệng” khoảng 30 phút. Nhưng nếu trẻ gặp nguy hiểm thì không cần phải mất đến 30 phút mỗi ngày.
- 2
Nguy hiểm gì liên quan đến hành vi nhai của trẻ?
Đó là các nguy cơ khi tiếp xúc với vi trùng, hay những nguy hiểm nghiêm trọng hơn và thậm chí gây tử vong . Những rủi ro cực kỳ nguy hiểm đó chính là nuốt phải vật gì đó độc hại như pin, nam châm... Nhưng sự nguy hiểm nhất là lại hiện tượng ngạt thở ở trẻ. Ngạt thở chính là nguyên nhân gây tử vong nhanh nhất ở trẻ dưới bốn tuổi, đặc biệt là ở độ tuổi dưới 12 tháng.
Danh sách các vật dụng có thể gây ngạt thở cho trẻ đó là tiền xu, nắp cao su ở bồn rửa tay, nút cao su chặn cửa, và thậm chí cả bóng bay cũng có thể gây ghạt thở cho trẻ. Đó là những vật nhỏ bé nhưng vô cùng nguy hiểm với trẻ của bạn khi được “cho vào miệng”.
Nhai thức ăn là một cách khám phá thế giới của trẻ nhỏ
- 3
Làm thế nào để bạn bảo vệ được trẻ?
Nguy cơ bị nhiễm khuẩn của trẻ có thể là nguyên nhân dễ phòng ngừa nhất. Trong trường hợp này, bạn hãy làm sạch và khử trùng các món đồ mà trẻ thường xuyên tiếp xúc.
Đa số các bậc cha mẹ đồng ý rằng để bảo vệ trẻ thì tốt nhất là không nên rời mắt khỏi trẻ ngay cả khi đánh răng hay đi lấy món tráng miệng sau bữa ăn. Bạn cũng cần nhớ đến nguyên tắc là trẻ không nên tiếp xúc với các vật “không ăn được” nhỏ hơn nắm tay của trẻ. Tuy nhiên, ngay cả những vật lớn nhưng có các bộ phận nhỏ có thể tháo rời cũng cần được chú ý.
- 4
Một số lời khuyên
- Rà bàn tay của bạn bên dưới mặt bàn, mặt ghế, cạnh của các đồ nội thất hoặc trên đệm để bảo đảm không có vật gì có thể gây nguy hiểm cho trẻ.
- Để các đồ dễ vỡ hoặc các bức tượng nhỏ, bằng gốm sứ, đá cẩm thạch, lọ hoa đến nơi cao hơn để trẻ không thể với tới.
- Bỏ các khăn trải bàn mà trẻ đang tập đi, hoặc biết đi có thể níu xuống.Hãy nhớ rằng khi con bạn lớn lên, con trẻ sẽ có khả năng vượt ra khỏi vòng bảo vệ của bạn. Ví dụ, khi một tuổi, bạn có thể để một vật nguy hiểm lên cao để tránh cho bé; nhưng khi bé được hai tuổi thì sẽ biết bắt thêm một chiếc ghế để đứng lên lấy vật đó xuống; lúc này, bạn cần cất các vật ấy vào trong tủ và khóa lại.
- 5
Điều gì xảy ra cho trẻ nếu không kịp bảo vệ?
Khi con của bạn đã cho vật nguy hiểm vào miệng, chưa kịp nuốt mà không chịu nhả ra khi bạn yêu cầu thì hãy nhẹ nhàng ép má của bé lại để mở miệng của bé và quét ngón tay vào trong để lấy vật đó ra.
Con của bạn đã nuốt phải một vật nhỏ, chẳng hạn như một đồng xu, mà vẫn có vẻ bình thường thì đừng hoảng sợ vì có thể vật đó không ảnh hưởng gì đến trẻ. Nếu bạn vẫn chưa yên tâm thì hãy liên hệ với bác sĩ để biết được các triệu chứng mà con bạn có thể gặp phải để kịp thời chữa trị.
Trường hợp con của bạn nuốt phải vật gì độc hại thì phải ngay lập tức đi trẻ đi cấp cứu.
Bạn cần biết được cách thức thực hiện hô hấp nhân tạo để áp dụng trong trường hợp khẩn cấp nếu trẻ bị ngạt thở hoặc ngất xỉu.