Bạn biết gì về viêm mào tinh hoàn?
(Giúp bạn)Bệnh này chủ yếu xảy ra ở những người đàn ông từ 19 đến 35 tuổi. Những người bị viêm mào tinh hoàn sẽ thấy tinh hoàn bị sưng tấy và đau đớn.
Nguyên nhân chủ yếu gây viêm mào tinh hoàn là do bị nhiễm khuẩn từ bàng quang hay từ ống dẫn tiểu. Đối với những người đàn ông trên 40 và những người đồng tính thì nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do nhiễm trùng ống dẫn tiểu. Riêng với thanh niên thì nguyên nhân gây viêm mào tinh hoàn là do mắc phải những bệnh lây qua đường tình dục.
Khi bạn cảm thấy tinh hoàn bị đau hay sưng tấy, hãy đến gặp bác sĩ ngay vì tình trạng này cần phải được chữa trị kịp thời. Chỉ có bác sĩ mới có thể chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng của bạn.
- 1
Những dấu hiệu và triệu chứng
Dưới đây là những dấu hiệu và triệu chứng thường gặp khi bị viêm mào tinh hoàn:- Một hoặc cả 2 bên tinh hoàn bị sưng hay bị đau.
- Bìu bị đau.
- Cảm thấy đau buốt mỗi khi đi tiểu, giao hợp hay xuất tinh.
- Cơ thể bị sốt.
- “Cậu bé” bị chảy mủ.
- Trong tinh dịch có máu.
- 2
Viêm mào tinh hoàn có thể là một bệnh cấp tính nhưng cũng có khả năng trở thành bệnh mãn tính.
- Bệnh cấp tính: Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thường xuất hiện trong 1 hoặc 2 ngày và có khuynh hướng ngày một trầm trọng hơn. Bệnh thường khỏi hẳn sau khi điều trị.
- Bệnh mãn tính: Những triệu chứng của bệnh xuất hiện thường xuyên và các biện pháp chữa trị chỉ có thể cải thiện tình trạng bệnh chứ không thể khỏi hẳn. Thường không thể xác định được nguyên nhân gây viêm mào tinh hoàn mãn tính, nhưng phần lớn là do khi bị viêm mào tinh hoàn cấp tính, người bệnh không chịu chữa trị kịp thời và đúng cách.
- 3
Nguyên nhân gây bệnh
Có rất nhiều loại vi khuẩn có thể gây viêm mào tinh hoàn như vi khuẩn gây bệnh lậu, bệnh chlamydia… Đối với những người trên 40 tuổi từng có tiền sử bệnh nhiễm trùng tuyến tiền liệt hay nhiễm trùng đường tiết niệu thì khả năng bị viêm mào tinh hoàn càng cao vì vi khuẩn dễ dàng di chuyển từ vùng bị nhiễm bệnh hoặc từ ống dẫn tinh đến mào tinh hoàn. Ngoài ra, còn có những nguyên nhân khác liên quan sự bất thường trong kết cấu của ống dẫn tiểu hay liên quan đến việc gắn ống thông đường tiết niệu.
- 4
Sau đây là những người có nguy cơ mắc bệnh viêm mào tinh hoàn cao:
- Người có quan hệ tình dục với nhiều người.
- Người có quan hệ với những người bị mắc các bệnh lây lan qua đường tình dục.
- Người quan hệ không sử dụng bao cao su.
- Người từng mắc các bệnh lây lan qua đường tình dục.
- Người có tuyến tiền liệt lớn gây trở ngại đến hoạt động của bàng quang, khiến bàng quang lúc nào cũng còn nước tiểu và dễ bị nhiễm trùng.
- Những người từng phẫu thuật ống dẫn nước tiểu.
- 5
Kiểm tra và chẩn đoán
Các bác sĩ sẽ thực hiện những kiểm tra cần thiết để xác định xem hạch bạch huyết ở bẹn và tinh hoàn có gì bất thường không vì cả 2 trường hợp này đều có thể gây đau. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng tiến hành kiểm tra trực tràng để phát hiện sự trương to của tuyến tiền liệt, đồng thời tiến hành kiểm tra nước tiểu và máu để phát hiện những triệu chứng bất thường khác.- Kiểm tra các bệnh lây lan qua đường tình dục: Các bác sĩ sẽ dùng một miếng gạc nhỏ thấm mủ trong niệu đạo của bệnh nhân, sau đó tiến hành xét nghiệm xác định loại vi rút gây bệnh để có thể lựa chọn loại thuốc kháng sinh thích hợp nhất.
- Siêu âm: Các bác sĩ có thể dùng sóng siêu âm chụp lại những hình ảnh bên trong cơ thể bạn để loại trừ khả năng bị xoắn tinh hoàn hay tinh hoàn có khối u. Khi bị xoắn tinh hoàn, lượng máu xuống tinh hoàn sẽ bị hạn chế. Nếu máu ở tinh hoàn vẫn lưu thông bình thường thì rất có thể bạn bị viêm mào tinh hoàn.
- Chụp cắt lớp tinh hoàn: Phương pháp này cũng được dùng để loại trừ khả năng tinh hoàn bị xoắn.
- 6
Biến chứng
Viêm mào tinh hoàn có thể đưa đến những biến chứng sau:- Tinh hoàn bị teo nhỏ.
- Áp xe bìu (tế bào mào tinh hoàn bị mủ)
- Có thể dẫn đến viêm mào tinh hoàn mãn tính.
- Làm giảm khả năng có con.
- 7
Phương pháp điều trị
Phương pháp chữa trị phổ biến nhất là sử dụng các loại thuốc kháng sinh như ceftriaxone (Ceftin), ciprofloxacin (Cipro), doxycycline (Doryx, Vibramycin), azithromycin (Zithromax), trimethoprim và sulfamethoxazole (Bactrim, Septra). Tuy nhiên, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và tình trạng cơ thể của bệnh nhân, các bác sĩ sẽ lựa chọn những loại thuốc phù hợp. Điều cần nhớ là bạn phải uống thuốc đúng giờ và đúng liều lượng mà bác sĩ đã cho và không được ngưng thuốc dù tình trạng bệnh của bạn đã tốt hơn. Sau khi dùng hết thuốc, bạn nên đến tái khám, kiểm tra xem bệnh tình của mình đã khỏi hẳn chưa để đề phòng biến chứng.
- 8
Cách phòng ngừa
Để phòng ngừa bệnh này, mọi người cần phải tập cho mình những thói quen tình dục an toàn như sử dụng bao cao su và chung thủy 1 vợ 1 chồng. Nếu bạn đang gặp vấn đề về đường tiết niệu thì các bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn những cách để tránh viêm mào tinh hoàn.
- 9
Các cách giảm đau tại nhà
Khi bị viêm mào tinh hoàn, bạn sẽ luôn cảm thấy lo lắng và đau đớn. Dưới đây là một vài gợi ý giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn:- Nghỉ ngơi: Tùy theo tình trạng bệnh mà bạn nên nghỉ ngơi nhiều hay ít.
- Chườm lạnh vùng bìu: Dùng khăn mỏng bọc bên ngoài túi chườm lạnh trước khi đặt vào vùng bìu và chỉ chườm trong 30 phút. Nếu chườm quá lâu sẽ làm da của bạn bị tổn thương.
- Mặc đồ lót thể thao: Khi “cậu bé” bị đau thì việc bạn mặc quần lót dành cho những vận động viên thể thao sẽ tốt hơn là mặc những loại quần ống rộng.
- Nâng đỡ vùng kín: Khi nằm nghỉ ngơi, bạn nên gấp một chiếc khăn và đặt phía dưới vùng bị đau. Làm như vậy, bạn sẽ cảm thấy khá hơn.