Bệnh lạ: Giun chỉ Dirofilaria ký sinh trong mắt

15:46 14/04/2015

(Giúp bạn)Nhiễm giun Dirofilaria là căn bệnh với loài ký sinh khủng khiếp không chỉ với đôi mắt mà còn với những cơ quan khác trên cơ thể con người.

Giun chỉ Dirofilaria repens ký sinh trong mắt gây mù lòa

Bệnh khiến bệnh nhân có các triệu chứng cộm, vướng, tấy đỏ và cảm giác có vật lạ trong mắt một vùng có diện tích 1-2cm.

Qua nghiên cứu và giải mã gen, các nhà khoa học đã xác định được đó là loài giun chỉ có tên khoa học Dirofilaria repens.

-1

Đây là một loại ký sinh trùng khủng khiếp sống trong mắt người. Chúng thường sống ở màng kết, khu vực thoáng khí phía dưới mi mắt, bám chặt vào nhãn cầu và là nguyên nhân gây mù lòa thứ hai trên thế giới. Khi giun chỉ tấn công mắt, bệnh nhân chỉ còn cách duy nhất là phẫu thuật để gắp bỏ ký sinh trùng.

Nguyên nhân mắc loài ký sinh trùng này do các loài muỗi phổ biến ở Việt Nam như: muỗi sốt rét (Anopheles), muỗi vằn truyền sốt xuất huyết (tên khoa học Aedes) và muỗi nâu (Culex) truyền nhiễm từ chó, mèo sang người.

Vị trí ký sinh của giun chỉ Dirofilaria repens không chỉ ở mắt mà còn nó còn ký sinh ở nhiều nơi khác trên cơ thể như: dưới da, tim, phổi, phúc mạc, tuyến vú, tinh hoàn…

Hình thức ký sinh của giun chỉ Dirofilaria repens là cuộn tròn lại, tạo một cái ổ như cái kén mặc dù nó có chiều dài hàng chục xăng-ti-mét.

Tuổi thọ của giun chỉ Dirofilaria repens khoảng vài ba năm, sau khi chết xác của giun chỉ sẽ làm cho vùng ký sinh bị vôi hóa. Thức ăn của nó là các chất dinh dưỡng trong cơ thể.

Mức độ nguy hiểm của giun chỉ Dirofilaria repens ký sinh phụ thuộc vào từng vị trí của cơ thể. Nếu ký sinh ở những nơi xung yếu như mắt và tuyến vú thì người bệnh có thể dễ dàng phát hiện ra. Nhưng, nếu ký sinh ở các vị trí khác trong cơ thể thì rất khó phát hiện và người bệnh phải "chung sống hòa bình" với nó.

Chu kỳ phát triển của giun chỉ Dirofilaria repens

Giun Dirofilaria ký sinh ở ký chủ chính như chó, mèo…, con đực và cái giao hợp, giun cái đẻ ấu trùng vào máu ngoại biên. Muỗi hút máu có ấu trùng, ấu trùng phát triển đến tuổi nhiễm sẽ được truyền sang chó, mèo khác. Nếu muỗi mang ấu trùng đốt người sẽ gây nhiễm cho người.

Muỗi hút máu có ấu trùng, ấu trùng này đi vào thể Malpigi thành ấu trùng giai đoạn 1, sau đó tiếp tục phát và lột vỏ hai lần thành ấu trùng giai đoạn 3 - có thể gây nhiễm.

Thời gian ấu trùng phát triển trong muỗi là 8 ngày ở 30 độ C và 28 ngày ở 18 độ C. Ấu trùng di chuyển lên đầu, vòi muỗi. Khi muỗi hút máu, ấu trùng sẽ xâm nhập vào cơ thể vật chủ (thú, người) qua vết đốt. Mỗi muỗi truyền 10 - 12 ấu trùng. Trên chó, mèo ấu trùng giai đoạn 3 được muỗi truyền vào, di chuyển đến tổ chức dưới da và cơ (khoảng 2 - 3 tháng), phát triển và lột xác 2 lần thành ấu trùng giai đoạn 5 rồi trưởng thành.

Giun trưởng thành theo tĩnh mạch di chuyển đến tim phải và bắt đầu đẻ ấu trùng (mất khoảng 3 tháng). Thời gian tính từ lúc nhiễm đến khi giun đẻ ấu trùng, ấu trùng vào máu mất khoảng 6 - 7 tháng.

-2

Giun Dirofilaria ký sinh ở người hiếm khi phát triển tới giai đoạn trưởng thành và bộ phận sinh dục chưa hoàn chỉnh. Vì vậy, không tìm thấy ấu trùng giun chỉ này trong máu người bệnh. Giun chỉ ký sinh dưới da, nếu không bị chết do hệ thống miễn dịch thì ấu trùng Dirofilaria sẽ phát triển thành giun trưởng thành sau khoảng 5 tháng. Giun này tồn tại trong ổ tổn thương vài tháng tới hàng năm, sau đó chết và phân hủy. Thời gian Dirofilaria gây khối u dưới da không đau, kéo dài và không có triệu chứng.

Lâm sàng bệnh nhiễm giun chỉ Dirofilaria

Vì kích thước giun rất dài, nhiễm số lượng nhiều làm động mạch phổi và tim ký chủ phì đại lên, nội mô bị dày lên.

Khi nhiễm ít giun thì thường không thấy triệu chứng nhưng đôi khi những giun già hoặc yếu do thuốc cũng có thể dính chặt vào van ba lá, dễ làm cho ký chủ chết. Khi nhiễm nhiều, chất biến dưỡng của giun sẽ sinh ra độc tố và chất gây dị ứng.

Hậu quả là gây phù, tràn dịch màng phổi, báng, sung huyết nội tạng. Ho nhiều cũng là một triệu chứng. Hệ tuần hoàn rối loạn từ từ dễ dẫn đến tử vong. Giun cũng có thể đi lạc chỗ lên não, phá hủy nhu mô não hoặc vào mắt nằm ở tiền phòng.

Tham khảo thuốc:

Natriclorid: Dùng nhỏ rửa mắt, rửa mũi. Bụi bẩn do đi xe máy nhiều, ghèn rỉ mắt. Ngứa mắt, mỏi mắt, khô rát mắt. Phòng ngừa bệnh dịch về mắt. Trị sổ mũi, nghẹt mũi.

Trà Mi

Nên đọc
-3 Công dụng chữa bệnh của củ cải trắng
-4 Những chất dinh dưỡng cần thiết cho người ăn chay
-5 Những điều cần biết khi uống thuốc Đông y
-6 Suy tuyến thượng thận do dùng thuốc không đúng cách

Theo GDVN

Comments