Bệnh râu săng
(Giúp bạn)Răng bị sâu khác với các bộ phận khác bị tổn thương, vì đây là bộ phận duy nhất trong cơ thể không có khả năng tự phục hồi, phải chữa trị.
Thế nào là sâu răng?
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, sâu răng là một bệnh phá hoại cấu trúc của răng. Nếu không được chữa trị, bệnh này có thể dẫn đến đau răng, rụng răng, nhiễm trùng, và tử vong đối với những ca nặng.
Bệnh sâu răng có một lịch sử dài, với các căn cứ cho thấy nó đã xuất hiện từ thời kỳ Đồ Đồng, Đồ Sắt, thời Trung Cổ, và thậm chí trước cả thời kỳ Đồ Đá Mới. Người ta đã liên hệ những đợt bệnh sâu răng lan rộng mạnh nhất với các thay đổi về chế độ ăn. Ngày nay, bệnh sâu răng vẫn là một trong những bệnh thường gặp nhất trên khắp thế giới.
Có nhiều cách phân loại các dạng sâu răng. Tuy rằng thể hiện có thể khác nhau, các nhân tố rủi ro và sự tiến triển của các dạng sâu răng khác nhau vẫn hầu như là tương tự nhau. Ban đầu, bệnh có thể thể hiện ở một vùng nhỏ có độ xốp (chalky), cuối cùng phát triển thành một lỗ hổng lớn màu nâu. Tuy đôi khi người ta có thể trực tiếp nhìn thấy vùng bị sâu, nhưng tia X quang thường được dùng để kiểm tra những vùng răng khó nhìn thấy hơn và để đánh giá mức độ tổn thương của răng.
Bệnh sâu răng do một số loại vi khuẩn tạo axit gây ra (cụ thể là các loài Lactobacillus, Streptococcus mutan, và các loài Actinomyces). Các vi khuẩn này gây tổn thương cho răng trong môi trường có các carbohydrate lên men được, ví dụ như các loại đường sucrose, fructose, and glucose.
Yếu tố gây bệnh sâu răng
Cổng thông tin điện tử Bệnh viện Bạch Mai cho biết, nguyên nhân gây bệnh sâu răng có 3 yếu tố: Vi khuẩn gây bệnh sâu răng tồn tại và bám trên bề mặt răng nhờ lớp mảng bám răng. Đường trong thức ăn và đồ uống, vi khuẩn sử dụng đường để tạo thành và phát triển của các mảng bám răng chúng tiêu hoá đường để tạo acid, ăn mòn dần các chất vô cơ ở men răng và ngà răng.
Thời gian vi khuẩn và đường tồn tại trong miệng: nói chung vi khuẩn luôn tồn tại từ 20 phút đến khoảng 1 giờ trong miệng sau khi ăn, tuỳ thuộc vào hình thức chế biến đặc, lỏng hay loãng.
1. Đường và thực phẩm có đường:
Đường saccarose là loại đường gây sâu răng nhiều nhất, sau đó là các loại thông dụng trong chế độ ăn hàng ngày khác như glucose, fructose, maltose. Vì vậy sẽ không ích lợi nhiều nếu thay đường saccarose bằng các loại đường kể trên trong mục đích giảm khả năng gây sâu răng. Carbohydrat dễ lên men như các loại đường saccarose, glucose, fructose, maltose, lactose có trong mật ong, mật vàng, mật mía, trái cây tươi, khô hoặc đóng hộp, nước ngọt... đều là những món ăn ưa thích của vi khuẩn. Chỉ một chút đường trong bánh kẹo cũng làm cho các món ăn này dính lâu trong miệng, tạo điều kiện thuận lợi cho tác dụng của vi khuẩn.
2. Tinh bột:
Nghiên cứu dịch tễ học cho thấy tinh bột có ít nguy cơ gây sâu răng. Những người có chế độ ăn nhiều tinh bột/ít các đường nói chung có mức sâu răng thấp, trong khi những người tiêu thụ các chế độ ăn ít tinh bột/ nhiều đường có mức sâu răng cao. Bản chất không đồng nhất của tinh bột ( đó là mức độ tinh chế, nguồn gốc thực vật, thô hay được nấu ) là đặc biệt thích hợp khi đánh giá khả năng gây sâu răng tiềm tàng của nó. Một vài thử nghiệm cho thấy rằng tinh bột thô có khả năng gây sâu răng thấp. Tinh bột được nấu chín có tính gây sâu răng bằng một phần ba hoặc một nửa khả năng gây sâu răng của saccarose. Tuy nhiên hỗn hợp tinh bột và saccarose có tiềm năng gây sâu răng nhiều hơn một mình tinh bột.
3. Thuốc dùng cho trẻ em có đường:
Hầu hết thuốc kháng sinh, vitamin, xirô ho.... cho trẻ em dưới dạng dung dịch và đa số chứa một lượng lớn đường. Khi dùng thường xuyên trong thời gian dài những thuốc này có thể gây hoặc gia tăng tốc độ sâu răng.
4. Sự ăn mòn răng:
Là sự mất mô cứng của răng tiến triển không thể đảo ngược mà trong đó mô cứng của răng bị ăn mòn hoá học từ bề mặt răng do các acid ngoại sinh hoặc nội sinh với một quá trình không có mặt của vi khuẩn. Các acid ngoại sinh trong chế độ ăn bao gồm acid citric, acid phospholic, acid ascorbic, acid malic, acid tartaric, acid carbonic đã được tìm thấy nhiều trong các loại trái cây và nước ép trái cây, đồ uống có ga và dấm. Sự ăn mòn trong trường hợp nặng có thể dẫn đến phá huỷ toàn bộ răng. Các nghiên cứu đã cho thấy thường xuyên uống nước ép hoa quả, đồ uống có ga ( kể cả đồ uống thể thao ), dưa chua ( có dấm ), các loại trái cây giống cam quýt và quả mọng sự ăn mòn răng tăng.
5. Sâu răng do bú bình:
Là dạng sâu răng do nuôi dưỡng đưa đến. Hầu hết những trường hợp này đều bú bình lúc đi ngủ hoặc vào giường với bình sữa cho đến khi ngủ. Có khi bà mẹ quá chiều trẻ hoặc không chịu được trẻ quấy khóc ban đêm nên vẫn cho trẻ tiếp tục ngậm bình trong khi ngủ.
Tùy theo mức độ tổn thương của răng, có nhiều phương pháp điều trị khác nhau để khôi phục tình trạng của răng để có được hình dáng, chức năng và thẩm mỹ thích hợp. Tuy nhiên, hiện người ta chưa biết đến một phương pháp nào có thể tái sinh đáng kể cấu trúc răng. Thay vào đó, các tổ chức sức khỏe nha khoa kêu gọi các biện pháp phòng ngừa để tránh sâu răng, chẳng hạn như thường xuyên giữ vệ sinh răng miệng và thay đổi chế độ ăn. Các bạn nên nhớ phải đánh răng khi ăn xong vì thế sẽ làm cho răng trắng và phòng ngừa sâu răng và súc nước muối để tiêu diệt mảng bám và vi khuẩn gây hôi miệng.
Trà Mi
Theo GDVN