Bệnh u nang buồng trứng và nỗi lo biến chứng

15:40 14/04/2015

(Giúp bạn)Xoắn cuống nang là biến chứng thường gặp của xoắn u nang, hay xảy ra ở u có cuống dài. Vì khối u nhỏ, lại có cuống dài nên dễ di động và bị xoắn.

U nang buồng trứng thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ

U nang buồng trứng nếu không chữa trị kịp thời sẽ xảy ra những biến chứng nguy hiểm, phổ biến nhất là biến chứng xoắn buồng trứng.

-1

Xoắn cuống nang là biến chứng thường gặp của xoắn u nang hay xảy ra ở u có cuống dài. (Ảnh minh họa)

Về nguyên lý, u nang buồng trứng được xác định là u lành tính. Tuy nhiên nếu không được phát hiện sớm, u nang có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó xoắn u nang buồng trứng là dạng biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh. U nang buồng trứng gồm hai loại: có cuống và không có cuống. Trường hợp không cuống, u nang phát triển mà không gây đau, chỉ khi nào đủ lớn thì người bệnh mới cảm thấy tưng tức tại chỗ, bụng phía bên đó hơi to ra, hoặc bụng to như người mang bầu nếu u nang to.

Xoắn cuống nang là biến chứng thường gặp của xoắn u nang hay xảy ra ở u có cuống dài. Vì khối u nhỏ, lại có cuống dài nên dễ di động và bị xoắn. Khi bị u xoắn bệnh nhân đau bụng dữ dội, kéo dài, có triệu chứng buồn nôn, choáng vì đau, để quá muộn khối u sẽ bị hoại tử, có thể dẫn đến tử vong.

Triệu chứng của xoắn u nang buồng trứng điển hình nhất là đau bụng, đau từng cơn ở vùng bụng dưới, thời gian giữa những cơn đau càng về sau càng ngắn lại, ban đầu là 10 phút, rồi 5 phút... và đau càng dữ dội kèm nôn ói. Lúc đầu người bệnh còn chịu đựng được, nhưng sau sẽ không chịu thấu buộc phải nhập viện cấp cứu.

Việc phát hiện và phòng ngừa sớm u nang buồng trứng tránh để xảy ra các biến chứng khó lường là rất quan trọng. Chị em nên thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bệnh và có phương pháp điều trị sớm nhất.

Việc điều trị khối u nang phụ thuộc vào kích thước của khối u, có thể uống, tiêm thuốc, chích nang hoặc phẫu thuật. Trong trường hợp khối u nang quá lớn, xâm lấn toàn bộ cả hai bên buồng trứng phải phẫu thuật cắt bỏ cả 2 bên.

Nên đọc
-2 Làm thế nào để kiểm soát và hạ mức axid uric
-3 Acid uric là gì?
-4 Bệnh viêm đường tiết niệu: Dấu hiệu và triệu chứng
-5 Cách dùng kháng sinh với từng loại bệnh

Theo GDVN

Comments