Bệnh ưa chảy máu: Dấu hiệu và cách xử lý
(Giúp bạn)Những người khi bị chấn thương thì rất khó cầm máu. Đó là họ đã mắc căn bệnh dễ chảy máu (hay máu khó đông), trong y văn gọi là bệnh Hemophilia.
Chứng ưa chảy máu thường gặp ở người nào?
Theo Sức khỏe và Đời sống, người bệnh có đặc điểm chảy máu lâu cầm tự nhiên hoặc sau chấn thương ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, đặc biệt hay chảy máu khớp. Nguyên nhân là do cơ thể thiếu hụt hoặc không có đủ các yếu tố làm đông máu, thường gặp là yếu tố VIII và IX. Yếu tố đông máu là một loại protein có trong máu giúp kiểm soát sự chảy máu. Điều đáng nói là gen sản xuất 2 yếu tố đông máu này chỉ nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X và có tính di truyền.
Nam giới (có bộ nhiễm sắc thể XY) khi nhận X bệnh từ mẹ thì chắc chắn sẽ biểu hiện bệnh. Còn nữ giới (bộ nhiễm sắc thể XX) chỉ biểu hiện thành bệnh khi cả hai nhiễm sắc thể này đều trục trặc, nghĩa là cả bố và mẹ cùng mang gen bệnh.
Nếu người mẹ chỉ chứa 1 nhiễm sắc thể X bệnh thì sẽ không biểu hiện ra ngoài (tuy vẫn có thể truyền cho con).Chính vì lý do trên mà bệnh máu khó đông hầu như chỉ thấy ở nam giới. Còn nữ giới rất ít bị vì xác suất cả bố và mẹ cùng mang gen bệnh là rất thấp. Trong một gia đình có thể có nhiều người mang bệnh, trong một dòng họ cũng vậy.
Dấu hiệu và triệu chứng
- Nhiều vết bầm rộng hoặc sâu
- Đau và sưng khớp nối do xuất huyết trong
- Xuất huyết trong bắp thịt
- Có máu trong nước tiểu và phân
- Chảy máu kéo dài ở vết cắt hay chấn thương, sau phẫu thuật hay nhổ răng.
Ths.Bs Vũ Tuyết Mai chia sẻ trên Tiền phong cho biết, do hạn chế di chuyển, trẻ thường không gặp nhiều vấn đề liên quan đến bệnh ưa chảy máu. Song khi trẻ bắt đầu di chuyển loanh quanh, ngã và va chạm đồ vật thì có thể xuất hiện các vết bầm trên mặt.
Phần lớn thời gian các chỗ va và bầm tím này không nghiêm trọng và không cần điều trị.Bé trai bị bệnh ưa chảy máu khi cắt bao quy đầu sẽ bị chảy máu kéo dài.
Điều trị
Việc điều trị tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh, có thể tiêm chậm desmopressin, vật lí trị liệu nếu xuất huyết trong gây tổn thương các khớp,…Nếu có vết đứt nhỏ hay vết cào thì băng ép để giữ gìn vết thương. Đối với vùng xuất huyết nhỏ dưới da thì chườm đá.
Tự chăm sóc
Các bước sau đây có thể giúp tránh xuất huyết nhiều và bảo vệ khớp:
- Thể dục đều đặn: Bơi lội, đi xe đạp và đi bộ là hoạt động thể lực nhưng vẫn bảo vệ khớp. Không chơi các môn thể thao đối kháng.
- Tránh một số thuốc: Aspirin và các thuốc chống viêm không steroid (Advil, Motrin,…) có thể làm xuất huyết nặng thêm. Tránh một số thuốc làm loãng máu như heparin hay warfarin (Coumadin) vì chúng cản trở đông máu.
- Giữ vệ sinh cho răng để tránh phải nhổ răng, có thể gây chảy máu nặng.
Tham khảo thuốc: Adrenoxyl 10mg Được dùng như thuốc cầm máu để chuẩn bị phẫu thuật ngoại khoa và điều trị xuất huyết do mao mạch. |
Tiến Khê
Theo GDVN