Bí quyết chọn mua trái cây ngày tết
(Giúp bạn)Trái cây mua ngày tết thường phải chọn thật kỹ, bởi cần phải để lâu (nhất là trái cây để trên bàn thờ).
- 1
Trước hết phải chọn trái cây theo cảm quan, tức là xem hình thức bên ngoài: da, dáng. Trái cây ngon phải có vẻ đẹp, bóng, màu sẵc tươi nhuận. Những loại trái cây đã cũ thường sẽ bị xuống sắc và không tươi, màu xỉn, giập, bề mặt vỏ không trơn, láng. Từ yêu cầu đó, loại trái cây nào còn giữ được cuống và lá xanh là trái cây tươi, tuy nhiên những trái không còn cuống, lá vẫn có thể ăn được, nhưng không nên để chưng, đơm và dứt khoát đây không phải là loại trái cây phải mua với giá đắt.
- 2
Về hình sáng: phải có hình dánh tự nhiên, tròn, không méo mó.
- 3
Về độ mềm: khi bóp nhẹ bằng tay, có cảm giác mềm nhẹ nhàng, có vẻ hơi dai, không bị cảm giác mềm nhũn do trái chín quá hay bị giập.
Chọn lựa chọn hoa quả ngày Tết ngon nhất :
- 1
Dưa hấu:
Trước hết phải quan sát núm, núm phải đều, hơi lõm xuống. Cuống nhỏ là do dưa già nên héo quắt lại, khác với quả dưa gấp, bán hái non để lâu cuống cũng héo, nhưng không quắt lại. Cần quan sát kỹ để phân biệt cuống dưa, kết hợp quan sát vỏ dưa: trái dưa già, chín cuống héo phần vỏ ngoài căng bóng, trong khi đó nếu dưa còn non dù có lau chùi cách mấy cũng không dấu được vẻ nhăn nheo do dưa héo. Phần ngoài vỏ thấy được những lằn chỉ chạy từ núm dưa xuống dưới tựa hồ như trái dưa được phân ra làm nhiều múi. Đây là trái dưa thật chín, ăn ngon, ngọt, ruột đỏ thắm.
Tuy nhiên, nếu dưa già quá thì ruột bị xốp, vì thế cần phải chọn thêm yếu tố hình dáng: trái dưa phải tròn trịa, dùng một bàn tay nâng quả dưa lên, phỏng đoán trọng lượng quả dưa, dùng tay búng nhẹ lên vỏ: nếu phát ra tiếng trầm đục thì đó là dưa tốt, còn ngược lại thì dưa có ruột xốp, hoặc bộng, rỗng do để quá lâu ngày.
- 2
Vú sữa:
Ngon nhất là loại hột gà, trái chín ửng hồng, da bóng trơn láng. Loại tươi còn cuống và lá, nếu đã để từ 1-2 ngày sẽ không còn cuống và lá, giá rẻ hơn. Vú sữa da láng nhưng vỏ xanh, không phủ màu hồng, có thể để lâu, nhưng ăn không ngọt. Khi mua, cầm trái vú sữa bóp nhẹ, loại vỏ mỏng luôn mềm đều trái, vỏ dày phần gần cuống rất cứng, phần đít lại thường mềm nhũn ra, ăn không ngon.
- 3
Mãng cầu:
Trái ngon mạng mắt trên nở đều. Mãng cầu dai, trái chín vẫn có độ cứng, mãng cầu bở, trái chín bóp thấy mềm rã. Trái để lâu ngày là những trái chín có màu thâm đen hay đốm đen, khi mua phải ăn ngay. Nếu có đốm đen mà trái vẫn cứng là đã bị sượng
- 4
Cam và quýt:
Trái ngon phải tròn đều, da bóng láng, không có đốm hay sẹo. Cam quýt chín có vỏ xanh ửng vàng đều là trái chín cây; loại chín ép để vài ngày vỏ vẫn xanh nhưng màu vàng của trái chín sẽ ửng không đều và không còn cuống lá.
- 5
Bưởi:
Trước tiên cầm quả bưởi lên và ước chừng trọng lượng, búng tay vào bưởi phải có tiếng kêu chắc, nặng. Bưởi phải tươi, vừa chín tới, không bị móp, bị rám, xước vỏ.
- 6
Chanh:
Lựa quả tròn lẳn, có màu xanh biếc, không lấy những quả đã ngả màu vàng.
- 7
Xoài:
Chọn thứ da căng bóng, có màu vàng sáng, bóp vào thấy mềm dai, không lấy quả da thâm đen, vỏ nhăn nhúm.
- 8
Lê, táo:
Vỏ căng phồng, mịn màng, nặng mới ngon.
- 9
Thơm dứa:
Lựa quả to, mắt đều, chín vàng, dùng tay búng vào có tiếng kêu bình bịch là nhiều nước. Quả nào mắt nhỏ, không đều là quả không ngon.
- 10
Đu đủ:
Chọn quả đang chín, màu vàng hơi ngả sang đỏ, nặng tay, cuống còn tươi.
Trái cây mua chưng bàn thờ nếu chọn loại xanh để dành lâu ngày phải chú ý, nếu chọn xanh quá trái dễ bị sượng, không chín được, hay có thể chín héo. Nên chọn trái cây tươi, theo cách chọn ở trên, có thể để vài ngày mà chất lượng vẫn ngon.
Cách bảo quản:
Có một cách để dành trái cây (không cần tủ lạnh) rất đơn giản, dựa vào các nguyên tắc: chống sự xâm nhập của vi khuẩn vào bên trong quả; giữ cho môi trường bảo quản có nhiệt độ và độ ẩm vừa phải như sau: chọn trái vừa chín, tươi, không bị sâu bệnh, dùng vôi tôi bôi vào cuống trái cây để chống sự xâm nhập của vi khuẩn rồi đem vùi kín trong cát ẩm, sạch, đặt vào nơi râm mát, kín gió.
Làm đúng như vậy, ta sẽ có những quả cam, bưởi, quýt tươi lâu, không thối, phẩm chất tốt, có thể để dành đến 2 tháng. Dưa hấu cũng vậy, có cách để dành rất đơn giản như sau: dưa hấu trái ngon mua về ngân nước muối nồng độ 15%, khoảng 3-5 ngày, xong vớt ra lau thật khô. Lấy dây và lá dưa hấu bóp ra nước, dùng nước này xoa đều lên trái dưa, sau đó bỏ dưa vào bịch nylon, để nơi mát. Với cách này có thể để dành dưa từ tết sang đến mùa hè.