Bí quyết giúp bạn giữ bình tĩnh
(Giúp bạn)Trong bài viết này, Lamsao.com xin được chia sẻ những mẹo nhỏ giúp bạn luôn giữ được bình tĩnh, tránh những tình huống tệ nhất có thể xảy ra.
Bạn có phải là người dễ dàng bị kích động? Và mỗi khi nổi giận vì bất kì một lý do nào đó, bạn cảm thấy rất khó khăn để điềm tĩnh trở lại? Dù rằng thuộc tuýp người nóng tính hay dễ bị áp lực, bạn đều cảm thấy bản thân mình dường như mất kiểm soát trong vài tình huống nào đó. Trong bài viết này, Lamsao.com xin được chia sẻ những mẹo nhỏ giúp bạn luôn giữ được bình tĩnh, tránh những tình huống tệ nhất có thể xảy ra.
- 1
Giữ im lặng
Đôi lúc, nổi nóng là một cách để nói lên những suy nghĩ trong đầu, thế nhưng sự lựa chọn tốt nhất luôn là giữ im lặng. Bởi đôi khi nói lên những điều trong lòng chỉ làm cho mối quan hệ của bạn trở nên tồi tệ hơn. Hãy tự nhũ rằng đây không phải là một cuộc chiến thật sự. Im lặng luôn là giải pháp tối ưu, vì vậy hãy để cho đối phương là người kết thúc câu chuyện.
- 2
Nhớ rằng bất kì cuộc xung đột nào cũng đều vô nghĩa
Hầu hết những lần cãi vã, tranh chấp đều khiến cho sự việc không đi đến đâu. Trừ khi bạn thật sự phải đấu tranh cho chính bản thân và tạo một chỗ đứng cho mình. Việc tránh tham gia vào những trận chiến bằng lời nói luôn là sự lựa chọn đúng đắn. Nói không với những xung đột vô nghĩa để tránh lãng phí thời gian và hãy để bản thân trấn tĩnh trở lại. Hãy học cách bình tĩnh bằng cách kết thúc cuộc tranh cãi ngay khi có dấu hiệu xảy ra.
- 3
Bỏ đi nơi khác
Khi phải đối mặt với một cuộc tranh cãi trong cuộc sống, việc làm khôn ngoan nhất chính là bỏ đi nơi khác và tự hỏi bản thân rằng liệu rằng mình có nhất thiết phải giành phần thắng không? Không nên nói thêm bất kì lời nào nếu đối phương vẫn cố ý muốn tiếp tục tranh cãi. Và nếu bạn chính là người nổi giận, hãy tránh mặt và cho mình thời gian để trấn tĩnh, đồng thời hạn chế những hành động không đáng có.
- 4
Kiềm chế các hành động trong lúc nóng giận
Đôi lúc bạn thật sự có những lý do chính đáng để tức giận, tuy nhiên điều quan trọng là cần phải dừng lại trước khi hành động quá trớn. Khi nổi nóng, những điều mà bạn muốn thể hiện sẽ vượt quá mức kiểm soát của bản thân. Chẳng hạn như khi có một khiếu nại cần trình bày nhưng với thái độ nóng nảy bạn sẽ dễ làm cho người khác từ chối lắng nghe mình. Điều này chắc chắn sẽ dẫn đến kết quả không hay.
- 5
Hít thở sâu
Đây là một trong những gợi ý đơn giản nhất giúp bạn bình tĩnh nhanh chóng. Mỗi khi bị kích động, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách thở gấp, vì vậy lượng adrenalin sẽ được tiết ra nhiều hơn, làm cho cơ thể rơi vào trạng thái hoảng sợ hoặc căng thẳng. Khi cảm xúc của bạn dần đi quá đà, hãy dừng lại và hít vài hơi thật sâu. Với cách này, cơ thể và trí não sẽ được thư giãn hơn.
- 6
Giải tỏa căng thẳng
Giải quyết triệt để những nguyên nhân gây ra căng thẳng là một biện pháp đúng đắn, và hầu hết những tác nhân này để rất dễ để xóa bỏ. Việc giải quyết những lý do gây ra căng thẳng sẽ mang lại cơ hội cho bạn kiểm soát và trấn tĩnh cảm xúc. Vì vậy hãy thử xác định nguồn gốc đem lại sự bực dọc cho bạn là gì và tìm cách xoa dịu nó ngay tức thì.
- 7
Tìm đến nơi yên tĩnh
Thỉnh thoảng, tìm đến những nơi bình yên khi cảm thấy căng thẳng với bộn bề cuộc sống sẽ giúp bạn được thư thái hơn. Việc làm này không chỉ giải thoát bạn khỏi thực trạng đầy áp lực hiện tại mà những khung cảnh tĩnh lặng xung quanh còn mang lại những hiệu ứng xoa dịu cảm xúc và thể chất của bạn.