Biện pháp giúp trẻ 3 tuổi hết còi

15:12 14/04/2015

(Giúp bạn)Mẹ cần thường xuyên kiểm tra sức khoẻ của con: Chiều cao, cân nặng, số lượng răng và các chỉ số vật lý khác, độ lệch trong biểu đồ tang trưởng của con.

Thường xuyên kiểm tra các chỉ số của con

Theo Khám phá mẹ cần thường xuyên kiểm tra sức khoẻ của con: Chiều cao, cân nặng, số lượng răng và các chỉ số vật lý khác, độ lệch trong biểu đồ tang trưởng của con…để can thiệp sớm hơn.

-1

Đôi khi suy dinh dưỡng xảy ra ở trẻ lại không năm ở chuyện ăn uống mà do một bệnh lý nào đó ảnh hưởng đến sự hấp thụ thức ăn. Nên điều trị bệnh ở trẻ càng sớm càng tốt và sau đó khôi phục lại cơ thể trẻ kết hợp cùng các phương pháp bổ sung dinh dưỡng.

Khoẻ mới ăn nhiều, không phải ăn nhiều mới khoẻ.

Một số bệnh như tiêu chảy hay viêm phổi có thể ảnh hưởng đến việc tiêu hoá và hấp thu của cơ thể trẻ. Thêm vào đó, tất cả các bênh nhiễm khuẩn đều gây ra chứng biếng ăn, dù là nhiễm khuẩn nặng hay nhẹ, cấp tính hay mãn tính, một số bệnh lý toàn thân khác như còi xương, thiếu máu, suy dinh dưỡng, thiếu vitamin..).

Khay ăn của con không cần đầy nhưng phải cần đủ.

Mẹ cần đảm đảo đủ lượng calo, các loại vitamin, protein chất lượng cao và chất béo trong bữa ăn của trẻ. Không nên chỉ chăm chăm cho con ăn thật nhiều cơm, hay các lương thực tinh bột mà thiếu bổ sung protein cùng các axit amin thiết yếu. Để đảm bảo cơ thể trẻ nhận đủ các loại vitamin, khoáng chất và năng lượng cần thiết, mẹ có thể cho con sử dụng thêm các loại thực phẩm bổ sung. Tuy nhiên không được lạm dụng.

Ăn ba bữa một ngày, không nấu những món khó tiêu

Dạ dày của trẻ 3 tuổi vẫn còn tương đối nhỏ, do đó mẹ nên cho bé ăn chia làm 3 bữa một ngày và tránh nấu những món khó tiêu, nhất là đối với những trẻ bị suy dinh dưỡng. Cần tránh cho bé ăn vặt quá nhiều bởi về lâu về dài nó sẽ là nguyên nhân gây suy dinh dưỡng.

Mua thức ăn tuỳ theo sở thích của con

Trẻ 3 tuổi bị suy dinh dưỡng cũng có thể do cha mẹ tự chọn mua thực phẩm và cách nấu nướng khiến bé không có cảm giác ngon miệng. Chuẩn bị thức ăn cho trẻ cần phải chú ý đến tâm trí của đứa trẻ. Không được và không nên lấy sở thích của mình để áp dụng cho con.

-2

Thường xuyên cho con tập thể dục, đảm báo giấc ngủ đủ để kích thích sự thèm ăn của bé.

Chất lượng giấc ngủ của con mỗi ngày cũng là một cách giúp bé phát triển thói quen ăn uống khoẻ mạnh, tránh ăn vặt. Ngủ đủ và vận động đủ sẽ kích thích dạ dày và vị giác của con hơn.

Làm gì khi trẻ bị còi xương?

Theo Sức khỏe đời sống cho trẻ tắm nắng hàng ngày: để chân, tay, lưng, bụng trẻ lộ ra ngoài từ 10 -15 phút lúc buổi sáng (trước 9 giờ). Về mùa đông không có ánh nắng cho trẻ đi tắm điện ở khoa vật lý liệu pháp tại các bệnh viện.

Dưới da có sẵn các tiền vitamin D là 7 dehydrocholesterol, dưới tác dụng của tia tử ngoại của ánh nắng mặt trời các tiền vitamin sẽ bị hoạt hóa chuyển thành vitamin D. Vitamin D có tác dụng điều hòa chuyển hóa và hấp thu canxi, phospho, ánh nắng mặt trời phải được chiếu trực tiếp trên da mới có tác dụng, nếu qua lần vải thì sẽ còn rất ít tác dụng

.- Cho trẻ uống vitamin D 4000 UI/ngày trong 4 - 8 tuần, trong trường hợp trẻ bị viêm phổi, tiêu chảy cần tăng liều 5.000 - 10.000 UI/ngày trong 1 tháng, hoặc cho trẻ tiêm vitamin D 200.000 UI/uống, 3 tháng tiêm nhắc lại một lần trong năm đầu tiên.

- Cho trẻ uống thêm các chế phẩm có canxi như: canxi B1 - B2 - B6: 1 – 2 ống/ngày, trẻ lớn có thể ăn cốm canxi 1 - 2 thìa cà phê/ngày.

- Cho trẻ bú mẹ; ăn bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi: sữa, cua, tôm, cá trong các bữa ăn hàng ngày (cần xóa bỏ quan niệm cho trẻ ăn xương ống, xương chân gà sẽ chống được còi xương); cho dầu mỡ vào bữa ăn hàng ngày của trẻ: vì vitamin D là loại tan trong dầu, nếu chế độ ăn thiếu dầu mỡ thì dù có được uống vitamin D trẻ cũng không hấp thu được nên vẫn bị còi xương.

Tham khảo thuốc: Smart Canxi Nano

Canxi Nano giúp tăng khả năng hấp thụ gấp 200 lần, giúp phát triển hệ xương vững chãi, phát triển chiều cao tối ưu, chống còi xương, chống suy dinh dưỡng ở trẻ em.  Canxi Nano giúp tăng cường khả năng hấp thụ các dưỡng chất, phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh về đường tiêu hóa, cân bằng loạn vi khuẩn đường ruột do dùng kháng sinh, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Tr.Tuyển

Nên đọc
-3 Viêm họng khi chuyển mùa: Triệu chứng và cách phòng ngừa
-4 Mẹ có thể chữa trĩ khi đang cho con bú không?
-5 Chăm sóc trẻ sốt xuất huyết đúng cách
-6 Cách phát hiện sớm phình đại tràng ở trẻ nhỏ


Theo GDVN

Comments