Bổ sung vitamin PP đúng cách như thế nào?
(Giúp bạn)Khi dùng bổ sung vitamin PP phải theo chỉ dẫn của bác sĩ, thuốc có thể gây một số tác dụng không mong muốn như gây giãn mạch ở mặt và nửa trên thân người.
Vào dịp thời tiết lạnh, tôi rất hay bị loét miệng. Hôm vừa rồi một người bạn mách uống vitamin C và vitamin PP thì sẽ khỏi ngay. Vitamin C thì tôi đã biết, nhưng PP là loại vitamin gì, tôi có nên bổ sung không? Mong quý báo giải thích kỹ hơn. Tôi xin cảm ơn!
Lê Thu Hà (Tuyên Quang)
ThS Nguyễn Thu Hiền trả lời trên Báo Sức khỏe và Đời sống như sau:
Vitamin PP hay còn gọi là vitamin B3 là thành phần của hai coenzym quan trọng trong cơ thể, tham gia vận chuyển hydro và điện tử trong các phản ứng ôxy hóa khử, do đó nó có vai trò hết sức quan trọng tác động đến quá trình tổng hợp hay phân hủy các chất như glucid, acid béo, acid amin, chuyển hóa cholesterol và các hợp chất khác, giúp cho quá trình hô hấp trình hô hấp tế bào.
Cơ thể không tích trữ vitamin PP nên không có tình trạng thừa mà chỉ có tình trạng thiếu vitamin PP. Cơ thể thiếu vitamin PP sẽ gây ra các biểu hiện như chán ăn, suy nhược cơ thể, dễ bị kích thích, viêm lưỡi, viêm miệng, viêm da, đặc biệt là vùng da hở như chân, tay. Nếu thiếu vitamin PP ở mức độ nặng, gây viêm da, tiêu chảy và rối loạn tâm thần…
Loét miệng có nhiều nguyên nhân, bạn cần đi khám để biết xem tình trạng loét miệng của mình có phải do thiếu vitamin PP hay không. Nếu nguyên nhân là do thiếu loại vitamin này, bác sĩ sẽ chỉ định cho bổ sung vitamin PP bằng thuốc.
Tuy nhiên cũng cần lưu ý, khi bổ sung bằng thuốc vitamin PP có thể gây một số tác dụng không mong muốn như gây giãn mạch ở mặt và nửa trên thân người gây nên cơn bốc hỏa, chóng mặt, buồn nôn. Vì vậy, cần lưu ý đến các tác dụng không mong muốn này khi dùng thuốc, nếu gặp phải cần thông báo cho bác sĩ biết.
Trong thức ăn hằng ngày, vitamin PP có nhiều trong gan, thận, thịt, cá, ngũ cốc, men bia và các loại rau xanh... Để không bị thiếu nguồn vitamin này, bạn cần cho chế độ ăn đa dạng, đặc biệt là nên ăn những thực phẩm có chứa nhiều vitamin PP.
Vitamin PP có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn
Năm nay 50 tuổi, tôi rất hay bị lở miệng và lưỡi, đi khám được bác sĩ giải thích là do thiếu vitamin PP. Xin quý báo cho biết vai trò của vitamin PP, làm thế nào để không bị thiếu vitamin PP?
Đỗ Đức Lâm (Hà Nội)
DS. Nguyễn Hà trả lời độc giả như sau:
Vitamin PP (vitamin B3) tồn tại trong cơ thể lẫn các phức hợp có chứa phosphat. Cơ thể không tích trữ vitamin PP, nên không có tình trạng thừa mà chỉ có tình trạng thiếu vitamin PP. Thuốc hấp thu được qua đường uống, khuếch tán vào các mô, tập trung nhiều ở gan, chuyển hóa và thải trừ chủ yếu qua nước tiểu.
Trong cơ thể, vitamin PP là thành phần của hai coenzym quan trọng là NAD (Nicotiamid – Adenin – Dinucleotid) và NADP (Nicotiamid – Adenin – Dinucleotid – Phosphat ). Các coenzym này tham gia vận chuyển hydro và điện tử trong các phản ứng ôxy hóa khử, do đó nó có vai trò hết sức quan trọng tác động đến quá trình tổng hợp hay phân hủy các chất như glucid, acid béo, acid amin, chuyển hóa cholesterol và các hợp chất khác, tạo năng lượng cung cấp ATP cho quá trình hô hấp tế bào. Khi dùng liều cao có tác dụng làm giảm LDL - cholesterol và tăng HDL – cholesterol, gây giãn mạch ngoại vi.
Cơ thể thiếu vitamin PP sẽ gây ra các biểu hiện như chán ăn, suy nhược cơ thể, dễ bị kích thích, viêm lưỡi, viêm miệng, viêm da, đặc biệt là vùng da hở như chân, tay. Nếu thiếu vitamin PP ở mức độ nặng, gây viêm da, tiêu chảy và rối loạn tâm thần (đây là 3 triệu chứng điển hình của bệnh Pellagra).
Tuy nhiên khi dùng bổ sung vitamin PP phải theo chỉ dẫn của bác sĩ, thuốc có thể gây một số tác dụng không mong muốn như gây giãn mạch ở mặt và nửa trên thân người gây nên cơn bốc hỏa, chóng mặt, buồn nôn.
Vitamin PP có nhiều trong gan, thận, thịt, cá, ngũ cốc, men bia và các loại rau xanh, ngoài ra một phần vitamin PP được vi khuẩn tổng hợp ở ruột. Do vậy để không bị thiếu vitamin PP, cần có một chế độ ăn hợp lý, có đầy đủ các chất nêu trên, đảm bảo được lượng chất đạm để cơ thể tổng hợp vitamin PP. Ngoài ra, không nên lạm dụng kháng sinh sẽ gây ra tình trạng loạn khuẩn ruột, làm giảm hấp thu vitamin PP.
Thuốc tham khảo: Vitamin PP 50mg Dự phòng và điều trị các chứng thiếu Vitamin PP - Bệnh Pellagra biểu hiện: |
Thùy Linh
Theo GDVN