Cách mới để thoát khỏi stress (Phần 1)
(Giúp bạn)Nếu việc thở sâu, học yoga hằng tuần và nói chuyện cùng bạn bè không giúp bạn hết stress và cảm thấy thư giãn, thì bạn nên chuyển sang những cách khác và đừng nghĩ đó là sai lầm của mình.
- 1
Cách giảm stress cũ: “Không đi ngủ khi đang bực mình”.
>>> Cách giảm stress mới, nghĩ: “Đi ngủ khi đã sẵn sàng”
Bạn cãi nhau lúc nửa đêm và điên tiết lên nhưng điều cuối cùng bạn sẽ làm là nằm co người lại trên giường và... bên cạnh anh ta. Nhưng về cơ bản, chúng ta nghĩ rằng đi ngủ trong tình trạng giận dữ chỉ là hành động bất khả thi. Vì thế chúng ta thường có xu hướng giải quyết hết mọi chuyện và nghĩ rằng mọi thứ sẽ tốt đẹp vào sáng mai nếu chúng ta có thể hình dung được giải pháp.
Thật ra, ép buộc phải tranh luận lúc đi ngủ có thể làm mọi thứ tệ thêm, theo Andrea K.Wittenborn, trợ lý chương trình liệu pháp cho hôn nhân và gia đình tại Virginia Polytechnic Institute và State University: Khi bạn buồn rầu, một phần não gọi là hạch hạnh nhân phát ra tín hiệu để phản ứng lại, làm giới hạn khả năng bình tĩnh và tranh luận một cách lý trí. Do đó, việc hoãn tranh cãi cho đến khi đầu bạn “nguội” đi là một ý kiến sáng suốt.
“Dù trong thời gian dài hay chỉ là một đêm ngắn ngủi đều không nên, bởi vì một khi bạn đã kích hoạt hệ thống phản ứng này của não thì không đơn giản để bắt nó dừng lại chút nào.”, Theo Ronald Potter-Efron, tác giả của Rage: A Step-by-Step Guide to Overcoming Explosive Anger (tạm dịch: Cơn thịnh nộ: Lời hướng dẫn từng bước để vượt qua). “Nếu bạn luôn sẵn sàng giận dữ hoặc chán nản, nghĩa là bạn sẽ đầy ắp cảm xúc trong người và không thể nào suy nghĩ mọi thứ rõ ràng được”. Khi đó, giấc ngủ là một phương pháp tốt giúp giải phóng lại stress, Russell Rosenberg nói - Giám đốc của Atlanta Sleep Medicine Clinic và phó chủ tịch của National Sleep Foundation.
Thay vào đó, bạn hãy thống nhất “ngừng chiến” đến sáng sớm, và bảo đảm mọi chuyện sẽ được thảo luận vào ngày kế tiếp. “Tất cả những chuyện vụn vặt đó làm bạn khó chịu thực sự, nó còn có thể huỷ hoại mối quan hệ của bạn và góp phần làm gia tăng stress” Dr.Wittenborn cảnh báo.
- 2
Cách giảm stress cũ: “Cố gắng kiểm soát bản thân khi cơn giận bùng phát”
>>> Cách giảm stress mới, nghĩ “Đừng bao giờ để cơn giận bùng phát”
Khi stress tìm đến, cuộc sống của bạn sẽ không còn yên ả.
Từ khi còn là những đứa trẻ, chúng ta được dạy phải kiểm soát sự cáu giận của mình và đến khi trưởng thành - đặc biệt là phụ nữ - chúng ta vẫn tin rằng nếu không làm gì đó để trút giận sẽ không tốt cho sức khoẻ. Trong thực tế, điều này là đúng. Theo một nghiên cứu được công bố trên Biological Psychiatry (tạm dịch Tâm thần học sinh học), đã nhìn nhận ảnh hưởng của việc xoa dịu cảm xúc, như sự sợ hãi hay sự căm phẫn, theo nguyên tắc phản ứng với stress, chúng ta thể hiện sự giận dữ là do não đã tiết ra ít cortisol hơn (một loại hormone quan trọng trong cơ thể), và những hormone gây căng thẳng có thể dẫn đến nguy cơ về béo phì, loãng xương và các bệnh tim mạch.
Các chuyên gia biết rằng những người giận dữ thường xuyên sẽ tăng nguy cơ lên máu và bệnh về động mạch vành, bên cạnh đó thì việc hạn chế sự giận dữ trong ngắn hạn và cơ thể hoạt động hài hoà được ví như giao thông được thông thoáng, có thể làm giảm những ảnh hưởng tiêu cực của stress. Bởi vì những người giận dữ thường trong tình trạng mất khả năng kiểm soát, không cần sự giúp đỡ và thất bại, đó cũng là những gì chúng ta thường phản ứng khi nhận thấy rằng mình đang bị xúc phạm hoặc bị đối xử bất công, tác giả đứng đầu cuộc nghiên cứu Jennifer Lerner nói.
- 3
Cách giảm stress cũ: “Khi bị stress, mình sẽ tìm gia đình và bạn bè để giúp đỡ và trò chuyện”
>>> Cách giảm stress mới: “Khi bị stress, bạn hãy vuốt ve hoặc chơi đùa cùng thú cưng của mình. Đây là người giúp bạn giảm stress hiệu quả”.
Chia sẻ nỗi buồn với thú cưng, nỗi buồn sẽ vơi đi rất nhanh
Đi dạo với những con thú cưng yêu thích được xem như là cách làm cho tâm trạng thoải mái hơn nhanh chóng, nhưng theo các bằng chứng khoa học mới đây, trong việc quản lý stress, việc tiêu tốn thời gian cho “những người bạn lông lá” thì cũng có thể đạt được trạng thái cân bằng như khi ra ngoài dạo chơi cùng gia đình và bạn bè. “Nuôi một con vật cưng như chó hoặc mèo ở bên bạn trong thời gian stress thì mang đến sự dễ chịu nhiều hơn là lúc bạn ở bên chồng hoặc bạn thân” theo James J.Blascovich, giáo sư tâm lý học tại University of California, Santa Barbara.
Blascovich và đồng nghiệp đã yêu cầu những người tình nguyện để thực hiện một đề toán khó khi và cho họ ở cùng với bạn đời, hoặc bạn bình thường hoặc thú cưng. Bằng cách đo nhịp tim và huyết áp của họ để đánh giá mức độ stress, những người nghiên cứu nhận thấy những người ít căng thẳng và thực hiện đề toán tốt nhất khi ở cùng với chó hoặc mèo. Còn tiêu tốn thời gian với bạn đời hoặc một người bạn đơn thuần có thể là một cách thư giãn tuyệt vời, nhưng khi áp lực đang là gánh nặng của bạn thì nên chọn thú cưng là người đồng hành.