Cách vượt qua sự tiếc nuối

09:58 11/02/2014

(Giúp bạn)Có lẽ bạn phải thừa nhận rằng mình đã từng nói "Giá mà..." không chỉ một lần. Dĩ nhiên danh sách này không dừng lại ở đó vì không một ai có thể tự tin nói tôi chưa từng phải hối tiếc điều gì. Nhưng thay vì cứ đắm chìm trong sự tiếc nuối thì hãy tìm cách thoát ra khỏi nó để sống hết mình cho hiện tại.

  • 1

    Hướng tới một tương lai tốt đẹp

    Hãy biến nỗi buồn khi giấc mơ của bạn tan vỡ thành chiếc cầu thang để vươn tới một tương lai tốt đẹp hơn. Bởi thất bại trong quá khứ sẽ cho bạn những bài học cần thiết để thiết lập nền móng vững chắc cho một ngày mai tươi sáng.

  • 2

    Không nên tự dằn vặt bản thân


    Những người bị mắc kẹt trong sự hối tiếc thường cảm thấy khó tha thứ cho bản thân vì đã không thể làm điều gì đó để kết quả khác đi. Nên nhớ rằng biết tự tha thứ cho chính mình là một yếu tố quan trọng giúp bạn tiến lên trong cuộc sống thay vì bị quá khứ trói chân.

  • 3

    Nên nhớ rằng không ai biết trước được điều gì


    Hãy tự nhắc nhở mình rằng bạn làm sao biết được điều gì sẽ xảy ra nếu chọn con đường khác? Mọi chuyện có thể sẽ còn tệ hơn bây giờ. Bạn sẽ cảm thấy lạc quan hơn nếu suy nghĩ như vậy.

  • 4

    Đừng bao giờ đổ lỗi cho thời vận

    Một nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng một người không thể thoát ra khỏi cảm giác tiếc nuối là bởi vì họ không dũng cảm đối mặt với thực tế. Người ta thường có khuynh hướng đổ lỗi cho vận may khi gặp phải chuyện không như ý như: Con cái hư hỏng, khi thất nghiệp hay gặp một sự việc nào khác. Họ thường nghĩ rằng "Giá mà...thì điều này đã không xảy ra". Trong cuốn sách "When Bad Things Happen to Good People", tác giả Harold Kushner nhấn mạnh rằng cuộc sống luôn không công bằng, chính vì lẽ đó nên có những người thực sự tốt nhưng cuối cùng vẫn bị thua thiệt và đó không phải là do họ đáng bị như vậy.

  • 5

    Rút ra những bài học kinh nghiệm


    Sự nuối tiếc là có ích nếu như bạn rút ra được kinh nghiệm từ quá khứ để có những bước đi đúng đắn hơn. Còn nếu như ngược lại thì điều đó hoàn toàn vô ích. Nên phân biệt rõ ràng giữa hai điều này. Sự hối tiếc là vô ích khi chỉ đề cao quá khứ và nó hữu ích nếu giúp bạn đưa ra những quyết định cũng như sự lựa chọn tốt hơn. Đó là bởi vì lúc này bạn đã biết trân trọng hiện tại cũng như hướng tới tương lai.

  • 6

    Cho phép bản thân đau buồn

    Theo tiến sĩ Kubler-Ross thì cảm xúc tiếc nuối có 5 giai đoạn: Phủ nhận, giận giữ, thỏa thuận, trầm cảm và chấp nhận. Tất cả chúng đều cần thiết để bạn quên đi những gì đã qua và bắt đầu cho một giấc mơ mới. Vì thế đừng ngạc nhiên khi bạn thấy tức giận, buồn bã hay đôi khi tự thương lượng với bản thân mình. Và hơn hết là cần phải có sự chấp nhận để kết thúc nỗi đau buồn đó.

  • 7

    Áp dụng lý thuyết "miếng pho mát"

    Chắc hẳn bạn đã từng nghe đến lý thuyết về "miếng pho mát". Đời không ngọt ngào và dễ hình dung như một miếng pho mát Thụy Sĩ đặt trước mặt bạn. Tuy nhiên giữa cuộc sống và miếng phó mát lại có mối tương đồng thú vị. Những lỗ hổng trên miếng pho mát càng to thì chất lượng của nó càng tuyệt hảo, cuộc sống cũng vậy có thử thách, khó khăn mới là một cuộc đời đáng sống và phấn đấu.

Comments