Cách xử lý nhanh khi bị ngộ độc thực phẩm
(Giúp bạn)Khi mà vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang ở mức đáng báo động như hiện nay thì việc "bỏ túi" các cách phòng tránh và xử lý khi gặp phải ngộ độc thực phẩm là điều nên biết. Hiểu biết về việc đối phó với ngộ độc thực phẩm giúp bạn tránh được nhiều rắc rối và chi phí không cần thiết.
- 1
Nhận biết ngộ độc thực phẩm
Việc dùng phải thức ăn để qua ngày, không được giữ ở nhiệt độ phù hợp hay thức ăn nấu chưa chín có thể dẫn tới ngộ độc. Những triệu chứng phổ biến nhất để nhận biết một ca ngộ độc là: chóng mặt buồn nôn, ói, tiêu chảy, đau bụng. Thông thường bạn sẽ mắc phải các triệu chứng này sau khoảng 3-4 giờ sau khi ăn nhầm thực phẩm bị hỏng.
Trước khi chế biến thực phẩm nên rửa sạch dưới vòi nước
- 2
Mất nước do tiêu chảy và nôn
Điều quan trọng nhất khi giúp đỡ người bị ngộ độc là giữ cho họ không bị mất quá nhiều nước. việc mất nước sẽ khiến người bệnh mệt mỏi hơn và kéo dài thời gian bình phục. Mất nước thường xảy ra vì khi ngộ độc cơ thể sẽ có phản ứng nôn ói và đi ngoài. Bạn nên tập thói quen uống nhiều nước ngay từ bây giờ đễ góp phần giúp cơ thể có thể chịu đựng tốt nếu chẳng may trải qua một cơn ngộ độc.
Đối với người bệnh bị tiêu chảy nhiều, nên cho uống nước muối sinh lý. Loại muối này dễ tìm ở các hiệu thuốc tây. Nếu bệnh nhân có bệnh sỏi thận thì nên tham khảo ý khiến dược sĩ, bác sĩ. Sau khi tình trạng ngộ độc đỡ dần, để đẩy nhanh sự hồi phục, bạn nên:
- Ăn những bữa ăn nhỏ.
- Dùng các loại thực phẩm dễ tiêu như cháo, súp
- Nghỉ ngơi nhiều.
- Tránh xa bia rượu, cà phê, chất kích thích.
Nếu tình trạng mất nước trở nên nghiêm trọng với các triệu chứng: chóng mặt, mờ mắt, không thể đi ngoài dù rất đau bụng thì bạn cần được đưa tới bệnh viện ngay. Tại đó, các bác sĩ sẽ truyền dịch cho bạn và theo dõi sức khỏe của bạn cho tới khi các triệu chứng trên đỡ dần.
- 3
Phòng bệnh hơn chữa bệnh
Việc ăn uống là do sự chủ động của chúng ta thế nên cách phòng bệnh cũng không quá khó nếu bạn thực hiện các nhắc nhở sau:
- Luôn giữ các loại thực phẩm từ sữa, rau củ sống trong tủ lạnh. Salads trộn cũng cần được giữ trong tủ lạnh.
- Rã đông thịt bằng cách hạ dần nhiệt độ tủ lạnh, không để thịt ra ngoài phòng rồi rã đông.
- Nếu làm các món nhồi, nên hấp chín nhân trước khi nhồi và nấu lại, hoặc chỉ nhồi nhân vào sát lúc nấu.
- Luôn rửa sạch tay trước khi làm bếp, sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.
- Cần nấu chín kỹ các loại thịt như: thịt gà, thịt bò, thịt heo. Tuyệt đối không ăn các món chín tái vì rất dễ gây ngộ độc.