Cẩn trọng khi chọn lựa và lưu trữ thực phẩm
(Giúp bạn)Đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển thể chất và trí tuệ chính là những gì bạn ăn uống hàng ngày. Với tình trạng nhiều thực phẩm bẩn có mặt trên thị trường như hiện nay, việc làm sao để lựa chọn, bảo quản thực phẩm lành mạnh, an toàn là vấn đề mà nhiều người đang băn khoăn, lo lắng.
- 1
Chọn thực phẩm tươi sống
Chỉ có thực phẩm tươi sống mới là nguồn cung cấp dưỡng chất lành mạnh tốt nhất, không nên sử dụng thường xuyên những thực phẩm khô, đồ nguội, đồ đóng hộp vì chất dinh dưỡng không nhiều có thể gây mất cân bằng dưỡng chất, thêm vào đó chúng còn chứa chất bảo quản không tốt cho sức khỏe. Các loại thịt, cá, tôm nên mua và chế biến khi chúng vẫn còn tươi sống.
Chế biến thực phẩm khi còn tươi ngon
- 2
Những nguyên tắc cần nhớ
Chú ý đến bao bì, hạn sử dụng, thành phần chất dinh dưỡng nếu bạn mua thực phẩm đóng gói tại chợ hoặc siêu thị. Nên chọn những loại có thông tin xuất xứ, thành phần dinh dưỡng cụ thể.
Không nên dùng những thực phẩm có màu sắc đậm hay sặc sỡ do có thể chúng được tẩm ướp các chất tạo màu, các loại phụ gia, hương liệu... Như chúng ta đã biết những chất này gây ra những loại bệnh tật, thậm chí là ung thư khi xâm nhập vào cơ thể.
Thực phẩm có nhiều màu sắc sặc sỡ thì nguy cơ chứa phẩm màu càng cao
Không dùng các thực phẩm đã bị mốc, đặc biệt là các loại ngũ cốc, hạt vì trong đó có chứa độc tố vi nấm rất nguy hiểm có thể gây bệnh ung thư.
Không nên uống nhiều thức uống có chứa cafein, cồn, và hạn chế dùng các loại nước trái cây ép đóng hộp vì chúng chứa nhiều hương liệu không tốt và chất vitamin trong đó cũng không nhiều. Mặt khác các loại nước uống đóng hộp còn gây mất cân đối dưỡng chất do cơ thể hấp thu năng lượng chủ yếu là từ đường chứ không phải từ vi chất.
Không chọn mua những thực phẩm bị rò rỉ, có mùi, hộp phồng…
- 3
Không quên rau xanh và trái cây tươi
Thành phần chất dinh dưỡng có trong rau xanh và trái cây chứa nhiều vitamin và các vi chất tốt cho sức khỏe như chất chất diệp lục của lá rau có khả năng làm sạch và làm bão hòa oxy trong máu giúp sức khoẻ có độ bền và giảm mệt mỏi. Nên chọn rau, trái cây tươi, không bị dập nát, hư thối… Không nên chọn cái loại rau củ đông lạnh, đóng gói sẵn vì chúng thường mất đi một số dưỡng chất cần thiết trong quá trình sơ chế và lưu trữ lâu ngày của cửa hàng.
- 4
Chú ý khi lưu trữ thực phẩm
Do khí hậu nước ta vốn nóng ẩm nên thực phẩm thường rất dễ bị hư hỏng nếu không được bảo quản và lưu trữ đúng cách. Trong lưu trữ thực phẩm, bạn cần chú ý một số vấn đề sau:
Sau bữa ăn, nếu thức ăn còn thừa mà bạn muốn giữ lại để tiếp tục ăn thì bạn nên bảo nên cho vào đồ sứ, đồ thủy tinh chứ không nên để nguyên trong nồi vì trong xoong nồi kim loại như đồng, nhôm, inox... khi đun nấu hoặc chứa đựng thức ăn trong thời gian dài dễ có nguy cơ thôi nhiễm hóa chất độc hại.
Sữa: Đối với loại sữa tươi thanh trùng thường thời gian sử dụng ngắn, thường 3 - 6 ngày nếu được bảo quản lạnh còn với sữa tươi tiệt trùng đựng trong hộp giấy thì không cần giữ lạnh trước khi mở hộp, nhưng sau khi mở hộp thì phải bảo quản trong tủ lạnh và dùng hết trong vòng 48 giờ.
Dùng hộp đựng để cách biệt các thực phẩm đã chế biến và chưa chế biến
Khi mua thức ăn bạn nên chế biến ngay, nếu vì nguyên nhân nào đó cần bảo quản thì tốt nhất là để trong tủ lạnh. Tuy nhiên cần lưu ý thực phẩm chưa chế biến cần phải cách ly với thực phẩm đã chế biến rồi (bạn có thể dùng các loại hộp có nắp đậy, bao ni ông). Lưu ý thịt không trữ thực phẩm quá lâu, cần rửa sạch sẽ, để khô ráo rồi mới nên để trong tủ lạnh.
Đối với thực phẩm đã rã đông thì không nên để đông lạnh lại, vì trong quá trình rã đông một số vi khuẩn đã kịp xâm nhập vào tế bào của nguyên liệu. Nếu rã đông lần hai khiến một số thành phần dinh dưỡng của thực phẩm bị trôi ra ngoài thông qua dịch bào và nước đá.
Thực phẩm đã để trong tủ lạnh, trước khi sử dụng lại nên nấu lại ăn trước khi ăn để tiêu diệt vi khuẩn nếu có thâm nhập và tồn lại trong thức ăn.