Cha mẹ nên làm gì khi trẻ biếng ăn?

16:02 14/04/2015

(Giúp bạn)Trẻ biếng ăn là nỗi lo của rất nhiều bà mẹ. Bởi không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, trẻ biếng ăn còn hay quấy khóc, dẫn đến giảm cân, ảnh hưởng đến hệ miễn dịch.

Trẻ biếng ăn là chủ đề nóng trên nhiều diễn đàn. Không ít cha mẹ đã phải đau đầu, tìm mọi cách, học tập nhiều kinh nghiệm giúp trẻ hết biếng ăn nhưng cũng phải “bất lực”.

Gửi thắc mắc đến chuyên gia, nhiều cha mẹ thường phàn nàn:

“Bác sĩ ơi, em cố gắng thay đổi món ăn hằng ngày, nêm nếm cẩn thận, đảm bảo trong chén cháo, chén cơm có đủ chất dinh dưỡng theo như sách dạy. Vậy mà không hiểu tại sao con em không chịu ăn? Dỗ dành, năn nỉ, cho xem truyền hình, bế đi từ đầu làng đến cuối xóm, hăm dọa, thậm chí tát vào má hay đánh vào mông. Dùng đủ biện pháp mà con em vẫn không ăn, trong 1 tháng con sụt mất 1 kg rồi. Em lo quá, em đã cho cháu đi khám nhiều bác sĩ, uống nhiều loại thuốc bổ , mà không có kết quả gì ! Không biết tâm lý của cháu thế nào, có ảnh hưởng gì đến việc ăn uống không?”

Theo bác sĩ Phạm Ngọc Thanh – BV Nhi Đồng I chia sẻ, sau 1 tuổi, tốc độ tăng trưởng của trẻ giảm, do đó số lượng thức ăn theo nhu cầu cơ thể của trẻ cũng giảm. Để giúp trẻ ăn tốt trong lứa tuổi này, phụ huynh cần điều chỉnh theo nhu cầu thể chất, xã hội và cảm xúc của trẻ.

Phương pháp giúp trẻ hết biếng ăn

Bác sĩ Phạm Ngọc Thanh – BV Nhi Đồng 1 cho biết, trẻ nhỏ từ 1 đến 3 tuổi khả năng tự ăn là một việc quan trọng để tập sống tự lập. Cha mẹ cần có sự tương tác tốt với con trong giờ ăn, có nghĩa là cùng chia sẻ trách nhiệm trong bữa ăn.

Cha mẹ có thể làm những việc sau đây:

- Cho phép trẻ tự điều chỉnh việc ăn uống. Mỗi ngày trẻ được ăn 3 bữa chính và 2 bữa phụ. Trẻ có cơ hội tự quyết định ăn lúc nào và ăn bao nhiêu. Cha mẹ hãy tin tưởng trẻ có khả năng biết số năng lượng trẻ cần hằng ngày.

- Giới thiệu thức ăn đa dạng cho trẻ trước 2 tuổi.

- Cho trẻ lựa chọn giữa 2 loại thức ăn uống.

-1

Trẻ biếng ăn là chủ đề nóng trên nhiều diễn đàn

- Đừng bỏ cuộc khi trẻ từ chối thức ăn mới. Các nghiên cứu cho thấy có khi cần giới thiệu đến 15 lần để trẻ chấp nhận một thức ăn mới. Nên trộn ít thức ăn mới vào thức ăn quen thuộc để giúp trẻ chấp nhận thức ăn mới.

- Làm mẫu cho trẻ để trẻ bắt chước người lớn ăn. Nếu trẻ tin tưởng cha mẹ, thì trẻ cũng sẽ ăn thức ăn trẻ đã thấy cha mẹ dùng.

- Cho trẻ tham gia làm bếp trong những món ăn đơn giản. Có thể dùng dịp này để giới thiệu thức ăn mới và giảm sự đề kháng thay đổi của trẻ.

- Duy trì cách ăn uống đúng giờ giấc: tránh không cho trẻ ăn vặt giữa các bữa ăn , cũng như tránh cho trẻ uống nước ngọt và quá nhiều sữa.

Cha mẹ nên để ý đến các nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn

Ngoài ra, theo trang Sức khỏe Cộng đồng cho biết, các bà mẹ cũng nên để ý tới các nguyên nhân sau có ảnh hưởng tới việc ăn của các cháu, như: thay đổi loại sữa hoặc thức ăn mà các cháu không ưa, dùng thìa, muỗng để cho bé ăn to quá, cho ăn kiểu nhồi nhét làm Bé sợ, đang ăn lại lau miệng, làm vệ sinh làm cháu mất hứng thú.

-2

Cha mẹ nên để ý đến các nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn

Với các cháu đã biết nhận xét, việc thay đổi người cho ăn, cách đối xử với các cháu khi ăn như nựng nịu khuyến khích hay đe dọa, mắng cháu đều có ảnh hưởng, hoặc làm cho cháu chịu ăn hay bỏ ăn.

Các bà mẹ cũng không nên quá máy móc về giờ giấc. Cháu bé đang ngủ không nên đánh thức dậy để cho ăn hoặc buổi tối, nếu cháu khóc có thể cho cháu bú thêm một ít ngoài bữa chính.

Làm cho các cháu khỏi biếng ăn chủ yếu là vấn đề tâm lý, tìm cách khuyến khích cho các cháu ăn là tốt nhất. Các bác sĩ nếu được yêu cầu khám bệnh cho các cháu biếng ăn thường làm những công việc có tính cách "thủ tục" như : xét nghiệm máu để đo số hồng huyết cầu, thử phân để xem có bệnh đường tiêu hóa hay không, thử các phản ứng về bệnh lao…

Nên đọc
-3 Sự phát triển của trẻ sơ sinh tháng thứ 3, tuần 4
-4 Bà bầu uống nước vối được không?
-5 Chứng đau, nhức xương khớp
-6 Lưu ý khi bé bị thoát vị rốn

Theo GDVN

Comments