Chữa bệnh đau xương từ cây Dây Đau Xương
(Giúp bạn) - Bệnh đau xương do nhiều nguyên nhân ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống sinh hoạt của người bệnh. Sau đây là các bài thuốc từ cây Dây đau lưng giúp chữa trị nhiều bệnh, trong đó có bệnh đau xương. Hãy cùng tham khảo nhé!
Hình dáng cây
Cây dây đau xương còn gọi là khoan cân đằng (Tên dây đau xương vì người ta dùng cây này để chữa bệnh đau xương. Khoan cân đằng là tiếng Trung Quốc cũng có nghĩa là làm cho xương cốt được khỏe).
Ảnh minh họa
Dây đau xương là một loại dây leo, dài 7-8cm có cành dài rũ xuống, lúc đầu có lông, sau thì nhẵn lớp vỏ không sần sùi. Lá cũng có lông nhất là ở mặt dưới làm cho mặt dưới có màu trắng nhạt, phần lá hình tim, phía cuốn tròn và hõm lại, phía đỉnh hẹp lại thành mũi nhọn, dài 10-20cm, rộng 8-10cm có 5 gân nhỏ, toả hình chân vịt.
Phân bố
Mọc hoang khắp nơi ở miền núi cũng như đồng bằng ở Việt Nam, miền núi cũng như miền đồng bằng, chúng leo lên các cây nhỡ hay cây gỗ.
Công dụng
Chữa tê bại, xương khớp đau nhức, chấn thương tụ máu, sốt rét kinh niên. Lá tươi cũng dùng đắp lên các chỗ nhức trong gân cốt và trị rắn cắn.
Tác dụng dược lý
- Một bài thuốc bổ Thận gồm 9 vị, trong đó có Khoan cân đằng, dùng trong YHDT để trị lưng đau, mỏi gối, đã được thử tác dụng nội tiết bằng cách cho chuột nhắt cái thiến uống thấy có tác dụng gây động dục.
Ảnh minh họa
- Một bài thuốc trị viêm khớp gồm 5 vị trong đó có Khoan cân đằng, trên thử j5m dược lý lâm sàng đã được xác minh hiệu lực kháng viêm.
- Khoan cân đằng có tác dụng ức chế hoạt tính gây co thắt cơ trơn của Histamin va Acetacholin trong thí nghiệm ruột cô lập.
- Theo tài liệu nước ngoài : Khoan cân đằng có ảnh hưởng trên huyết áp súc vật thí nghiệm, có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, biểu hiện trên các hiện tượng quan sát bên ngoài của súc vật, có tác dụng hiệp đồng với thuốc ngủ, tác dụng an thần và lợi tiểu (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
Một số cách dùng thuốc từ cây dây đau xương
- Lấy dây đau xương giã nhỏ, trộn với ít nước đắp lên những chỗ đau nhức.
- Thái nhỏ thân dây đau xương, sao vàng ngâm rượu với tỷ lệ 1/5. Ngày uống 3 lần, mỗi lần một cốc nhỏ. Phụ nữ hoặc những người không uống được rượu, có thể sắc với nước uống. Thời gian 15-20 ngày.
- Một bài thuốc dễ tìm để làm không tốn tiền lại chữa được bệnh đau nhức xương khớp đặc biệt là viêm khớp vùng cổ và thắt lưng, lại không có một phản ứng phụ nào.
- Trị rắn cắn : Lá dây đau xương, Lá thài lài, Lá thuốc lào, Lá tía tô, Rau sam. Dùng tươi, giã nát, vắt lấy nước uống, bã đắp (Hành Giản Trân Nhu).
- Trị lưng đau, gối mỏi do Thận hư : Dây đau xương 12g, Cẩu tích 20g, Rễ gối hạc 12g, Củ mài 20g, Rễ cỏ xước 12g, Bổ cốt toái 16g, Thỏ ty tử 12g, Tỳ giải 16g, Đỗ trọng 16g. Sắc hoặc ngâm rrượu uống (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).