Chứng khó nuốt

15:51 14/04/2015

(Giúp bạn)Khó nuốt có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư thực quản. Tham khảo bài viết dưới đây để biết nguyên nhân và triệu chứng của chứng khó nuốt.

Nguyên nhân chứng khó nuốt

Theo Sức khỏe & đời sống, bình thường, khi các cơ ở hầu hoặc thực quản co thắt để tống thức ăn và dịch từ miệng xuống thực quản mà không có vấn đề gì xảy ra. Nhưng thỉnh thoảng, thức ăn và dịch cũng có một số vấn đề khi xuống dạ dày. Có hai loại vấn đề có thể làm thức ăn hoặc dịch khó đi xuống thực quản:

1. Các cơ và thần kinh giúp đẩy thức ăn qua hầu và thực quản không làm việc tốt. Điều này có thể xảy ra nếu bạn bị:

a. Đột quỵ hoặc não hay tủy sống bị tổn thương.

b. Các vấn đề chưa xác định về hệ thần kinh như là chứng co thắt thực quản, đa xơ hóa, chứng loạn dưỡng cơ, hoặc là bệnh Parkinson.

c. Vấn đề về hệ miễn dịch gây ra sưng (hoặc là viêm) và suy yếu như là viêm đa cơ hoặc viêm da cơ.

d. Co thắt thực quản. Điều này có nghĩa là các cơ thực quản đột ngột co thắt lại. Đôi khi việc co thắt này làm thức ăn không xuống được dạ dày.

e. Xơ cứng bì. Trong trường hợp này, các mô của thực quản trở nên cứng và hẹp lại. Xơ cứng bì còn có thể làm cho cơ ở đoạn thực quản dưới bị yếu đi, điều này có thể khiến thức ăn và acid dạ dày trào ngược lên hầu và miệng.

2. Đôi khi bị nghẹt ở hầu hoặc thực quản. Điều này có thể xảy ra nếu như bạn bị:

a. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Khi acid dạ dày đi ngược lên thực quản, nó có thể gây ra loét ở thực quản, từ đó có thể gây ra các u sùi. Các u sùi này có thể làm cho thực quản bị hẹp hơn. Những người bị bệnh GERD một thời gian dài có thể tiến triển thành thực quản Barrett.

b. Viêm thực quản. Là hiện tượng viêm của thực  quản. Nó có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như GERD hoặc bị nhiễm trùng hay là viên thuốc kẹt lại trong thực quản. Viêm thực quản cũng có thể là do phản ứng dị ứng với thức ăn hoặc các dị nguyên trong không khí.

c. Lưới thực quản. Hiện tượng này xuất hiện khi có một mảnh mô nhỏ nhô ra từ thành của thực quản. Một số người khi sinh ra đã có lưới thực quản, trong khi một số khác từ từ mới có lưới thực quản.

d. Túi thừa. Có sự xuất hiện các túi nhỏ ở thành thực quản hoặc thành hầu. Một số người khi sinh ra đã có các tùi thừa này, trong khi một số khác thì các túi thừa phát triển dần theo thời gian.

e. Các u thực quản. Những u phát triển trong thực quản có thể là ung thư hoặc không phải ung thư.

f. Một số loại thức ăn hoặc vật lạ kẹt lại trong hầu họng hoặc thực quản. Ở những người lớn tuổi dùng răng giả có thể gặp một số vấn đề không nhai được tốt trước khi nuốt. Ở trẻ em, đôi khi có thể nuốt các vật nhỏ làm kẹt lại ở thực quản.

g. Các khối bên ngoài thực quản, như là hạch bạch huyết, u, hoặc các mỏm xương đốt sống ép vào thực quản.

Đôi khi các bác sĩ không tìm được nguyên nhân gây ra chứng khó nuốt, dù cho nó có thể có nhiều nguyên nhân.

-1

Ở một số người, chứng khó nuốt chỉ là do sự lão hóa. Khi người ta già đi, thì tất cả các cơ của họ có thể yếu đi, bao gồm cả thực quản.

Dấu hiệu chứng khó nuốt

Nếu bị chứng khó nuốt, bạn có thể có các triệu chứng:

-  Gặp khó khăn khi nuốt thức ăn hoặc dịch xuống trong lần nuốt đầu tiên.

-  Nôn ọe, mắc nghẹn hoặc ho khi nuốt.

-  Thức ăn bị trào ngược lên hầu, miệng hoặc mũi sau khi nuốt vào.

-  Cảm thấy thức ăn hoặc dịch nghẹt lại ở một phần nào đó của hầu hoặc ngực.

-  Bị đau khi nuốt vào.

-  Bị đau hoặc cảm thấy nặng ngực hoặc bị chứng ợ nóng.

-  Bị sụt cân do không cung cấp đủ thức ăn hoặc dịch vào cơ thể.

Nếu bị chứng khó nuốt ngày càng nặng hơn trong vòng 1 tuần, thì bạn phải đến gặp bác sĩ.

Khó nuốt coi chừng trọng bệnh

Vietnamnet cho biết, nuốt nghẹn là một trong những triệu chứng thường gặp nhất của bệnh ung thư thực quản. Lúc đầu người bệnh thường thấy nuốt vướng sau xương ức, nuốt nghẹn mơ hồ và nhận thấy tương đối rõ khi nuốt thức ăn đặc. Về sau nuốt khó kèm theo đau, lúc đầu khó nuốt với thức ăn rắn, về sau khó nuốt với cả thức ăn lỏng thậm chí nuốt nước bọt cũng thấy khó và đau. Một số biểu hiện khác như trớ nhưng không nôn, đau sau xương ức, khàn tiếng, da sạm, khô, nổi rõ các nếp nhăn, người gầy sút…

Nguy cơ mắc bệnh ung thư thực quản được cho là có liên quan đến tuổi tác và giới tính. Tỷ lệ mắc bệnh tăng dần theo độ tuổi và hiếm gặp ở người dưới 40 tuổi. Khoảng 80% bệnh nhân được chẩn đoán bệnh ở độ tuổi 55-85. Nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nữ giới với tỷ lệ bệnh ở nam cao gấp 3 - 6 lần nữ theo thống kê ở Việt nam.

Tham khảo thuốc:

Paracetamol: là chất chuyển hóa có hoạt tính của phenacetin, là thuốc giảm đau - hạ sốt hữu hiệu có thể thay thế aspirin; tuy vậy, khác với aspirin, paracetamol không có hiệu quả điều trị viêm.

Trà Mi

Nên đọc
-2 Bổ sung oestrogen hiệu quả bằng sữa chua đậu nành
-3 Áp xe vùng hậu môn-trực tràng: Biến chứng, chế độ chăm sóc người bệnh
-4 Những điều cần biết về liệu pháp oestrogen
-5 Những điều bà bầu cần tránh để tốt cho sức khỏe cả mẹ và con

Theo GDVN

Comments