Có bầu 2 tháng bị cảm cúm thì làm thế nào?

16:08 14/04/2015

(Giúp bạn)Có bầu 2 tháng bị cảm cúm không nên quá lo lắng, ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ mà nên đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị đúng mức.

Không thể xem thường khi có bầu 2 tháng bị cảm cúm

Hỏi

Thưa bác sĩ! Xin bác sĩ tư vấn giúp em Em 25t, em đang mang thai lần 2 (được 1 tháng theo chu kỳ kinh nguyệt), trong tháng đầu tiên (chính xác là 3,5 tuần đầu) em bị cảm cúm 3 ngày, em không uống thuốc và để tự khỏi.

Em lo quá nên có ghé phòng khám ở gần nhà khám, sau khi siêu âm thì có kết quả như sau: Tử cung: Trung gian, lòng tử cung có 01 khối echo trống d = 4mm, Nội mạc: Buồng trứng P: bình thướng Buồng trứng T: Bình thường Túi cùng: không có dịch Kết luận " TD thai giai đoan sớm.

Em có hỏi chị ấy là em bị cảm cúm như vậy thì có ảnh hưởng gì tới thai nhi không? Chị ấy chỉ trả lời thai nhi của em vừa mới vào tử cung nên 90% không ảnh hưởng gì (em không biết chị ấy có phải là bác sĩ chuyên khoa hay chỉ là y tá vì em không thấy thẻ tên và chức vụ). Nhưng em có tìm hiểu thêm thông tin thì thấy có nhiều khả năng ảnh hưởng đến tim thai.

Em lo quá, xin bác sĩ tư vấn giúp em, liệu em bị cảm cúm như vậy có ảnh hưởng gì đến thai nhi không? Liệu có bị dị tật gì về sau hay không. Khi nào thì có thể xét nghiệm để biết được bất thường của thai nhi? Em có thể giữ lại thai nhi hay không? Em thật sự không dám bỏ đi đứa con của mình. Em cảm ơn bác si nhiều.

(Độc giả tên Thương)

TS. BS. Lê Thị Thu Hà (Khoa Sản C - BV Từ Dũ) trả lời như sau:

Bạn Thương thân mến,

Em bị cảm cúm 3 ngày khi có thai giai đoạn sớm thì có những khả năng sau:

- Nếu cảm đó là do nhiễm Rubella thì thai nhi có nguy cơ bị hội chứng Rubella bẩm sinh lên đến 90%. Để kiểm tra em cần làm xét nghiệm Rubella IgM và IgG.

- Nếu đó là bệnh cúm mùa thì có khả năng sẩy thai hoặc thai lưu. Em có thể theo dõi sự phát triển của thai nhi bằng cách khám thai và siêu âm mỗi 2 tuần trong 2 tháng đầu và tiếp tục khám thai định kỳ sau đó. Thực hiện tất cả cảc xét nghiệm cần thiết theo chỉ định của bác sĩ em nhé.

Hỏi

Vợ em mang thai lần đầu được 6 tuần tính từ khi KKC, chưa đi khám thai lần nào dự định 2 tuần nữa đi khám. Tuần trước vợ em bị cảm sổ mũi, ho hắc hơi, sốt nhẹ 36 độ 5 - 36 độ 8. Không uống thuốc gì cả, khoảng 3-4 ngày thì hết cảm. Bình thường vợ em khoảng 2-3 tháng là bị cảm 1 lần. Vậy cho em hỏi là bị cảm như vậy thì thai nhi có bị ảnh hưởng gì không ạ. Em nghe nói thời kỳ đầu mang thai mà bị cảm thì rất ảnh hưởng đến thai.

Cho em hỏi 1 vấn đề nữa là trước khi chuẩn bị mang thai phải đi tiềm phòng ngừa bệnh rubella, thủy đậu, siêu vi B, cúm...  Nhưng bất ngờ mang thai nên tụi em không biết chưa tiềm phòng các bệnh đó thì có sao không nữa. Em lo quá.

Trả lời

Chào em,

Thai 6 tuần là nên đi khám, không phải đợi thêm 2 tuần nữa làm gì. Khám sớm để xác định tuổi thai, vị trí túi thai, tình trạng thai, số lượng thai. Cảm hắt hơi sổ mũi lập lại vài tháng 1 lần có lẽ do viêm mũi dị ứng. Nhiệt độ 36 độ 5 đến 36 độ 8 không gọi là sốt. Sốt khi nhiệt độ cặp nách > 38 độ C. Thân nhiệt bình thường là 37 độ C.

Viêm mũi dị ứng không ảnh hưởng nặng nề cho thai kỳ. Nếu hắt hơi sổ mũi thường xuyên hoặc ho mạnh có thể gây động thai. Những thai phụ bị cảm do nhiễm Rubella trong 3 tháng đầu thai kỳ thì bị ảnh hưởng rất nặng nề trên thai nhi, có thể gây dị tật bẩm sinh lên đến 90%.

Nếu bạn lo lắng thì nên cho vợ đi khám và khai với bác sĩ là có cảm sổ mũi để được xét nghiệm để loại trừ Rubella. Ngoài ra, vợ bạn cũng nên ăn đầy đủ chất và uống nhiều nước cam nước chanh.

Trước khi mang thai tối thiểu 3 tháng nên tiêm ngừa những bệnh như Rubella, thủy đậu, viêm gan   siêu vi B...Nhưng nếu đã mang thai thì chỉ tiêm ngừa một loại là VAT để dự phòng uốn ván thai nhi.

-1

Nguy hại đến thai nhi khi có bầu bị cảm cúm

Báo Sức khỏe và Đời sống cho biết, phụ nữ mang thai bị cúm có thể gây ra một số nguy cơ đối với thai nhi, nhất là trong những tháng đầu của thai kỳ. Một số trường hợp, phụ nữ mang thai bị cúm có thể làm tăng khả năng sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non trong những tháng cuối của thai kỳ.

Ngoài ra, nếu phụ nữ mang thai bị cúm có thể còn dẫn đến những dị tật bẩm sinh nhẹ ở thai nhi như: hở hàm ếch... Tuy nhiên, hiếm khi có dị tật bẩm sinh nặng ở não.

Cụ thể:

- Trong 3 tháng đầu thai kỳ: cúm có thể gây ra một số nguy cơ đối với thai nhi như sứt môi, hở hàm ếch, down…

- Trong 3 tháng giữa thai kỳ: nếu người mẹ bị cúm thì não bộ của thai nhi rất dễ bị tổn thương

-  Trong những tháng cuối của thai kỳ: cúm có thể làm tăng khả năng thai chết lưu hoặc đẻ non

Với phụ nữ, khi chuẩn bị kết hôn nên tiêm vắc-xin phòng cúm cho cả 2 vợ chồng. Xét về hiệu quả, tuy chưa được khẳng định hoàn toàn, song thực tế cho thấy hiện chưa có biện pháp dự phòng cúm nào cho người mang thai tốt hơn vắc-xin; Nâng cao thể trạng để có sức đề kháng tốt bằng cách tập thể dục và bổ xung những thực phẩm có lợi cho hệ miễn dịch như chất đạm, hoa quả giàu vitamin…

Trong trường hợp chẳng may bị cúm, điều quan trọng nhất các thai phụ không nên quá lo lắng, ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ mà nên đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị đúng mức. Đặc biệt, không nên tự ý dùng thuốc và chữa theo kiểu “kinh nghiệm dân gian”. Đồng thời, các thai phụ cần nâng cao sức đề kháng như: tăng cường dinh dưỡng, vitamin C, dầu cá, các vitamin nhóm B...

Thuốc tham khảo: Viên Nang An thai Tasuamum

- Bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết cho phụ nữ trong thời kì mang thai.
- Giúp tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng cho người mẹ, thai nhi phát triển khỏe mạnh.
- Tác dụng hỗ trợ an thai, phòng chống động thai, ốm nghén khi mang thai.

Thùy Linh

Nên đọc
-2 Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu
-3 Những việc bà bầu nên làm trong ba tháng đầu mang thai
-4 Bà bầu không nên ăn gì vào ba tháng đầu thai kì?
-5 Điều cần biết để phòng cúm khi mang thai

Theo GDVN

Comments