Có nên cho trẻ ăn thịt cóc?
(Giúp bạn)Có khá nhiều bà mẹ băn khoăn về việc sử dụng thịt cóc làm thực phẩm cho trẻ. Đặc biệt là trẻ bị suy dinh dưỡng, kén ăn. Thực ra thì chúng lại không giàu dinh dưỡng đến vậy.
- 1
Không thật sự bổ dưỡng
Thịt cóc được xếp vào nhóm thực phẩm giàu chất đạm, là vật liệu xây dựng các tế bào nên đặc biệt quan trọng đối với trẻ em, phụ nữ mang thai. Ngoài ra, đạm còn là nguyên liệu để tạo dịch tiêu hóa, các nội tiết tố, protein huyết thanh, các men giúp duy trì phản ứng khác trong huyết tương, dịch não tủy, dịch ruột. Tuy nhiên, nếu so sánh thịt cóc với các thực phẩm giàu đạm khác thì không thấy có sự chênh lệch nhiều về hàm lượng chất đạm trong 100g thực phẩm. (Bảng dưới)Các thưc phẩmgiàu đạmLượng đạm trong100gThịt cóc
22
Thịt ếch
20
Thịt heo nạc
19
Thịt bò
20
Thịt cừu
16,4
Thịt dê nạc
20,7
Cá thu
18.5
Cá trê
16,5
Lươn
18,4
Tôm đồng
18,4
Cua bể
17,5
- 2
Không cho trẻ ăn thịt cóc
Việc đa dạng thức ăn hằng ngày cho trẻ là rất quan trọng. Tuy nhiên, để an toàn, không nên cho trẻ ăn thịt hay các sản phẩm chế biến từ cóc mà hãy thay thế bằng những thực phẩm giàu đạm khác.
Thực tế, thịt cóc không chứa nọc độc. Độc tố bufotoxine có trong gan, trứng, da và dịch tiết màu trắng đục từ các tuyến dưới da và mang tai (còn gọi là nọc cóc hay nhựa cóc) mới là thành phần gây độc. Chất này rất bền với nhiệt độ nên không bị phá hủy trong quá trình chế biến. Người ta ước tính lượng bufotoxine trong 1 con cóc có thể gây chết 4-5 người khỏe mạnh.
Ngộ độc thường xảy ra khi không loại bỏ hết da, nội tạng, khi làm độc tố dính vào thịt hay ăn cả gan và trứng cóc. Chỉ sau 1-2 giờ sẽ có các triệu chứng ngộ độc: buồn nôn, nôn, đau bụng, chướng bụng, rối loạn nhịp tim, đau đầu, ảo giác, sốc, tổn thương gan, thận và sẽ tử vong nếu không được điều trị kịp thời.