Có nên dùng thuốc thụt hậu môn khi trẻ bị táo bón?
(Giúp bạn)Không nên dùng thuốc thụt hậu môn kéo dài vì sẽ gây cảm giác rát bỏng và mất phản xạ đi vệ sinh tự nhiên của trẻ, thậm chí dùng nhiều có thể dẫn đến chảy máu hậu môn.
Báo Pháp luật và Đời sống cho biết, xuất phát từ chế độ ăn uống, sinh hoạt chưa phù hợp và những đặc điểm sinh lý hệ tiêu hóa, trẻ nhỏ và phụ nữ có thai là hai đối tượng rất dễ bị táo bón.
Thông thường, trẻ rất có thể đã mắc phải chứng táo bón khi bé có những biểu hiện như giảm số lần đại tiện bình thường, kèm theo đi tiêu khó và đau do phân rắn hoặc quá to.
Khi số lần đi tiêu của trẻ sơ sinh dưới 2 lần/ngày, của trẻ bú mẹ dưới 3 lần/tuần (trên 2 ngày/lần), của trẻ lớn dưới 3 ngày/lần thì coi là bị táo bón.
Các nguyên nhân dẫn đến táo bón ở trẻ nhỏ
- Do ăn uống: Ăn chưa đủ số lượng, pha sữa quá đặc cho trẻ ăn, mẹ bị táo bón cho con bú, bé ăn ít chất xơ, không chịu ăn rau quả, chỉ ăn nước không ăn rau, quả hoặc uống chưa đủ nước hàng ngày.
- Do yếu tố tâm lý: Ham chơi quên đi đại tiện hoặc không tập được thói quen đi đại tiện đúng giờ.
- Do dùng thuốc: Hay gặp khi trẻ bị ốm phải dùng thuốc kháng sinh gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hoặc thuốc ho có codein, viên sắt...
- Bệnh toàn thân: Trẻ còi xương, trẻ suy dinh dưỡng do biếng ăn nên thường ăn ít dẫn đến tình trạng “đói” phân, vài ngày trẻ mới đi ngoài một lần.
- Bệnh ngoại khoa, tiêu hóa: Dị tật bẩm sinh như phình to đại tràng, hẹp ruột, hẹp hậu môn, nứt kẽ hậu môn
Ngoài ra, táo bón ở trẻ nhỏ còn là vòng lẩn quẩn, bé bị táo bón, đại tiện đau rát nên bé cố nhịn đại tiện làm táo bón ngày càng nặng thêm.
Có nên dùng thuốc thụt hậu môn khi trẻ bị táo bón?
Trả lời trên Sức khỏe và Đời sống, bác sĩ Hồng Nguyên cho biết, không nên dùng thuốc thụt hậu môn kéo dài vì sẽ gây cảm giác rát bỏng và mất phản xạ đi vệ sinh tự nhiên của trẻ, thậm chí dùng nhiều có thể dẫn đến chảy máu hậu môn của bé.
Ngoài việc điều chỉnh chế độ ăn uống, thói quen đi vệ sinh vào một giờ nhất định, tăng cường vận động và uống nhiều nước đó là những nguyên tắc vàng để tránh táo bón.
Cần chú ý cho bé ăn nhiều sữa chua, tránh ăn các loại thực phẩm gây táo bón như hồng xiêm, ổi, cà rốt..., ăn nhiều rau có chất xơ như rau mồng tơi, rau muống, rau dền, rau khoai lang, rau ngót, rau đay...các loại thực phẩm nhuận tràng như khoai lang, chuối, thanh long, cam... giúp trẻ đi ngoài dễ dàng hơn..
Ngoài ra, cũng có thể tham khảo các biện pháp thụt dân gian tạo phản xạ đi ngoài cho bé như dùng cọng trắng của hành lá nhúng vào dầu ăn làm vài lần là trẻ có thể đi ngoài được, hoặc bơm nước nóng vào hậu môn. Những phương pháp này an toàn hơn so với việc dùng thuốc thụt.
Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại thực phẩm chức năng hỗ trợ chữa táo bón cho trẻ em mà thành phần thường là chất xơ thiên nhiên, các loại lợi khuẩn đường ruột. Tuy nhiên, tốt nhất nên đưa bé đi khám chuyên khoa tiêu hóa nhi để các bác sĩ thăm khám và tìm đúng nguyên nhân gây táo bón.
Thuốc tham khảo: Natufib Bổ sung chất xơ hòa tan (Fructooligosaccharide) giúp nhuận tràng, hỗ trợ điều trị táo bón, giúp hệ vi sinh vật có lợi phát triển, tăng cường hấp thu các chất dinh dưỡng. |
Thùy Linh
Theo GDVN