Làm sao để giúp bé cai tật cắn móng tay

21:40 10/02/2014

(Giúp bạn)Bạn giật mình xót xa khi phát hiện 10 đầu ngón tay của bé trụi thùi lụi, một vài ngón toét ra, rỉ máu… Bạn "hằm hằm" đi điều tra xem ai cắt móng cho con nên nông nỗi ấy, cuối cùng mới tá hỏa khi phát hiện ra sự thật là con có tật cắn móng tay. Sau đây là một số cách giúp con bạn "cai" tật cắn móng tay :

  • 1

    Cắn móng tay là thói quen vô thức của trẻ nhỏ, vì vậy, bé khó nhận ra lúc nào mình đang cắn móng tay. Trong trường hợp này vai trò của cha mẹ rất quan trọng. Chính vì thế, cha mẹ nên nhẹ nhàng nhắc nhở bé. Chẳng hạn, bạn có thể nói: “con đừng cắn móng tay như thế" hoặc "con yêu, hành động đó là không nên đâu nhé". Có thể lúc đầu lời nhắc nhở của cha mẹ không có tác dụng nhưng dần trẻ sẽ ghi nhớ và không lặp lại nữa.

  • 2

    Hoặc biện pháp khác mẹ có thể "cai" tật cắn móng tay cho bé là bôi một chút dầu hay cuốn gạc vào đầu móng tay của bé (cách này có tác dụng nhất với trẻ tuổi mẫu giáo).

  • 3

    Trong một số trường hợp, bé cắn móng do các ngón tay của bé bị sước măng rô, ngứa tay bé cho vào miệng cắn rồi "thuận miệng" cắn luôn cả móng tay. Vì vậy, cha mẹ cần quan tâm hơn đến bé, khi phát hiện tay bé có dấu hiệu sước măng rô nên dùng bấm móng cho trẻ nhỏ cắt tỉa móng gọn gàng cho bé. Mẹ cũng đừng quên thói quen cắt tỉa móng tay cho bé.

  • 4

    Cũng có thể do nhàn rỗi, nhàm chán nên bé đưa tay lên cắn móng để giết thời gian, đặc biệt là khi xem tivi hay cũng có bé do lo lắng, căng thẳng nên sinh ra cắn móng. Để xử lý trường hợp này, cha mẹ nên tìm cách lôi cuốn trẻ vào một số trò chơi sử dụng bàn tay, cố gắng tạo không khí thoải mái, dễ chịu nhất cho trẻ.

  • 5

    Ở các hiệu thuốc cũng có bán một số loại dược phẩm chuyên dụng để chữa tật cắn móng tay của bé.

  • 6

    Nếu tất cả các cách đều không có kết quả, bạn nên đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa xin tư vấn, vì rất có thể con bạn đang stress hay có vấn đề khó giãi bày cùng cha mẹ.

Comments