Làm sao để nhận biết rối loạn tâm thần ở học sinh mùa thi
(Giúp bạn)Trong các kỳ thi, các em học sinh không tránh khỏi áp lực và tâm lý trong thi cử nhiều trường hợp đã dẫn đến rối loạn tâm thần. Trong số này, chúng tôi sẽ tư vấn cho các bạn về các rối loạn tâm thần dễ gặp do thời tiết khắc nghiệt, độ ẩm cao cùng với áp lực thi cử làm ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe và kết quả thi của các thí sinh.
Bệnh trầm cảm
Trầm cảm khiến các cháu chán ăn, mất ngủ, mệt mỏi, sự tập trung và trí nhớ kém… vì thế mà khả năng học tập giảm sút trầm trọng. Trầm cảm ở học sinh, sinh viên cũng có đủ các triệu chứng như trầm cảm ở các lứa tuổi khác, nhưng có một số điểm nhấn mạnh sau:
- 1
Khí sắc kích thích:
Bình thường bệnh nhân trầm cảm có nét mặt buồn bã, các nếp nhăn mất hoặc mờ đi,không biểu biện cảm xúc. Người xung quanh nhìn vào dễ dàng nhận thấy đó là các vẻ mặt “ngây ngô”, ít thay đổi. Tuy nhiên, ở trẻ vị thành niên thì triệu chứng này ít gặp. Thay vào đó là tình trạng dễ nổi cáu, hung hăng, thái độ bất cần, cục cằn, thô lỗ… diễn ra trong thời gian ngắn (khoảng 10 phút), đặc biệt khi có điều gì trái ý bệnh nhân.
- 2
Trí nhớ rất kém:
Bệnh nhân hầu như không có khả năng ghi nhớ bất cứ một vấn đề gì. Vì vậy cha mẹ bệnh nhân thường than phiền các cháu rất hay quên, vừa dặn xong đã quên. Trí nhớ gần kém là do khả năng tập trung chú ý của bệnh nhân rất thấp. Vì thế kết quả học tập giảm sút nghiêm trọng.
- 3
Mất ngủ:
Bệnh nhân rất khó vào giấc ngủ. Các cháu thức rất khuya, có khi đến 2h sáng mới ngủ được. Giấc ngủ ngắn, nông và hay có ác mộng. Sau khi ngủ dậy, bệnh nhân rất mệt mỏi và uể oải. Do các cháu thức khuya, bố mẹ có thể nhầm tưởng con mình học chăm.
- 4
Ăn kém:
Bệnh nhân mất cảm giác ngon miệng. Dù bố mẹ có đổi món liên tục nhưng hầu như không có món nào có thể làm bệnh nhân cảm thấy ngon miệng, vì thế bệnh nhân ăn ít, sút cân rõ ràng.
- 5
Ý định và hành vi tự sát:
Bệnh nhân cho rằng mình kém cỏi, thua bạn bè, không đáp ứng được sự kì vọng của bố mẹ… Từ đó các cháu dễ bi quan, chán nản và muốn trốn chạy cuộc sống bằng cách tự tử. Rất nhiều trường hợp tự tử diễn ra trong thời gian này và giáo viên, bố mẹ thường bị cho là nguyên nhân gây ra những áp lực, căng thẳng khiến bệnh nhân dẫn đến hành vi tiêu cực.
- 6Khi nhận thấy con mình có các dấu hiệu: dễ cáu, học sút kém đột ngột, ngủ ít, ăn kém thì cần đưa đi khám tại bác sĩ chuyên khoa tâm thần để xem cháu có bị trầm cảm không, phát hiện và ngăn chặn sớm ý định và hành vi tự sát.
Lo âu lan tỏa
Cũng như bệnh trầm cảm, lo âu lan tỏa là bệnh khá phổ biến, chiếm 5% trong số học sinh và sinh viên, bệnh cũng có xu hướng nặng thêm trong thời gian mùa hè. Lo âu lan tỏa có các triệu chứng sau:
- 1
Lo lắng quá mức, nghĩa là bệnh nhân luôn trong tình trạng lo lắng vềmột vấn đề nào đó đặc biệt là vấn đề học hành, thi cử mà bệnh nhân không thể tự kiểm soát được.
Rất khó thư giãn nên bệnh nhân thường rất chóng mệt, bồn chồn, đứng ngồi không yên, khó tập trung chú ý vì thế khó ghi nhớ, khó suy nghĩ nên luôn cho rằng mình “đầu óc trống rỗng”, khó vào giấc ngủ, run tay, run chân nên viết chữ rất xấu, đánh trống ngực, mạch nhanh đến 100 lần/phút, đau ngực trái, đầy bụng, hay ợ hơi, đi ngoài táo, lỏng thất thường, hay đi đái dắt, khô miệng, khô cổ, khó nuốt.
- 2
Bệnh lo âu lan tỏa ít được chú ý như trầm cảm do bệnh nhân không có ý định và hành vi tự sát. Bệnh nhân không buồn rầu, không bi quan, không tự ti như trong trầm cảm, nhưng luôn trong tình trạng lo lắng, căng thẳng. Vì thế họ rất khó tiếp thu kiến thức mới và kết quả học tập rất thấp.
- 3
Khi thấy con mình có các dấu hiệu luôn căng thẳng, lo lắng, run tay, khó chú ý, khó suy nghĩ, đánh trống ngực, khó vào giấc ngủ… thì cần nghĩ đến lo âu lan tỏa và đưa con đi khám ở các bác sĩ chuyên khoa tâm thần.