Bạn không nên ăn cơm chan canh trong bữa ăn nhé !
(Giúp bạn) - Cơm chan canh hoặc chan nước dễ gây bệnh dà dày.
Cơm chan canh hoặc chan nước sẽ làm giảm dịch vị, cơm không được nhào nhuyễn đi vào đường ruột sẽ gây bệnh dạ dày. Vì khi ta ăn, thức ăn vào miệng qua tác dụng răng nhai. thức ăn được nghiền nát.
Đồng thời, tuyến nước bọt không ngừng tiết ra nước bọt, lưỡi sẽ trộn đều thức ăn và nước bọt, tiêu hóa sơ bộ, men tinh bột trong nước bọt sẽ làm tinh bột của thức ăn trở thành đường mạch nha, sau đó đến động tác của họng, thức ăn được đưa vào dạ dày tiêu hóa, đầu lưỡi ngoài tác dụng đảo thức ăn, còn có tác dụng truyền tin, vì mặt đầu lưỡi có nhiều thần kinh vị giác, khi thức ăn vào miệng đầu lưỡi biết ngay, lập tức báo lên đại não, đại não phân tích, rồi lại qua thần kinh báo cho dạ dày.
Dạ dày sau khi được tin, lập tức tiết ra dịch vị để chuẩn bị đón nhận thức ăn.
Nếu ăn cơm chan canh, sẽ ảnh hưởng đến quy luật trình tự và tiêu hóa bình thường. Tục ngữ có câu "Ăn cơm chan chỉ nuốt không nhai", đã nói lên ăn cơm chan chỉ nuốt không nhai kỹ mà trôi thẳng vào dạ dày. Những thức ăn này làm tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, làm cho dịch vị loãng ra khi có nước, ảnh hưởng đến công năng của dạ dày, ăn lâu dài như vậy rất dễ mắc bệnh dạ dày.
Các bác sĩ cho rằng trong bữa cơm, bất kể là nước canh hay nước lọc, nước ngọt, đều cần hạn chế. Nguyên nhân là nước sẽ làm loãng dịch vị, khiến thức ăn trong dạ dày chưa kịp tiêu hóa đã vào ruột non, dễ gây các bệnh về tiêu hóa. Về thói quen chan cơm với canh, chuyên gia này khuyến cáo, đây là sai lầm rất nhiều người mắc, đặc biệt khi cho trẻ ăn.
Mặc dù nước canh sẽ khiến chúng ta dễ nuốt hơn nhưng cũng gây phản tác dụng khi lượng cơm và thức ăn trôi tuột vào dạ dày mà chưa được nhai kĩ. Điều đó khiến dạ dày phải làm việc nhiều hơn. Nếu duy trì lâu dài, bạn sẽ mắc bệnh đau dạ dày.
Khi nhai thức ăn, enzyme trong nước bọt tiết ra hỗ trợ quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, rất có lợi cho sức khỏe. Khi chan cơm cùng canh, dịch tiêu hóa bị nước pha loãng khiến quá trình hấp thu dinh dưỡng giảm, tạo cảm giác nhanh no nhưng thực chất lượng dinh dưỡng rất ít.