Mẹo hay giúp xài máy lạnh tẹt ga mà không phải lo lắng tiền điện
(Giúp bạn)Mẹo dân gian giúp tỉnh rượu trong 10 phút dành cho người nhậu thường xuyên
Máy lạnh hiện đã không còn là 1 vật xa xỉ mà đã trở nên cực kỳ phổ biến tại các gia đình ở Việt Nam. Thời tiết oi bức càng khiến nhu cầu sử dụng máy điều hòa tăng vọt. Tuy nhiên, nó cũng là một trong những thiết bị tiêu thụ điện nhiều nhất, khiến nhiều người không khỏi ngao ngán. Hãy yên tâm, bạn sẽ có thể thoải mái sử dụng máy lạnh sau khi đọc bài viết này.
Sử dụng chế độ Dry
Mới đây, cô Sue Evison (Úc) đã chia sẻ một mẹo hay trong việc sử dụng máy lạnh, được cư dân mạng chia sẻ hàng ngàn lần. Cô cho biết, trong 1 lần đến nhà khách hàng, cô phát hiện cả căn nhà của vị khách này mát chẳng khác gì tủ lạnh. Hỏi ra mới biết, vị khách này chuyển chế độ máy lạnh từ Cool sang Dry, khiến cả căn phòng mát dịu trong khi chỉ sử dụng phân nửa điện năng so với bình thường. Về thử tại nhà, cô nhận thấy cả nhà mát lạnh mà không có cảm giác ngột ngạt như bình thường.
Chế độ Dry (biểu tượng hình giọt nước trên remote) giúp loại bỏ độ ẩm không khí, chạy máy nén (compressor) ở tốc độ chậm và làm căn phòng trở nên dễ chịu hơn nhiều. Chưa hết, nó còn giúp tiết kiệm chi phí hơn so với việc chạy chế độ Cool (biểu tượng hình bông tuyết) bình thường. Bạn cũng không cần đặt máy lạnh ở nhiệt độ thấp (việc đặt nhiệt độ dưới 23-24 độ khiến máy lạnh sử dụng gấp 10 lần năng lượng mỗi khi bạn giảm 1 độ).
Chế độ Dry là gì? Nhiều người nhầm lẫn giữa chế độ Dry và Cool. Ở một mức độ nào đó thì chúng không khác nhau lắm. Tuy nhiên, chúng khác nhau về mặt chức năng. Chức năng chính của chế độ Dry là giảm độ ẩm trong phòng. Như bạn đã biết, sự gia tăng độ ẩm thể hiện thành nhiệt độ tăng. Về cơ bản, chế độ Dry giảm nhiệt độ trong phòng bằng cách giảm độ ẩm nhưng không hút hết độ ẩm. Những lợi ích của việc dùng chế độ Dry gồm:
- Giảm độ ẩm trong phòng đáng kể
- Duy trì nhiệt độ dễ chịu mà không thực sự lạnh lắm
- Tiết kiệm năng lượng
Ngoài ra, còn một số sai lầm khi sử dụng máy lạnh khiến hóa đơn tiền điện tăng vọt. Nhiều người thường giảm nhiệt độ xuống thật thấp khi mới mở máy lạnh rồi sau đó mới tăng nhiệt độ khi căn phòng đã đủ lạnh. Theo các chuyên gia, dù bạn đặt nhiệt độ ở 18 độ hay 25 độ thì tốc độ làm lạnh phòng cũng như nhau. Do đó, việc đặt nhiệt độ thấp ngay từ đầu rồi tăng nhiệt độ sau đó vừa tốn thời gian vừa làm tiêu hao điện năng. Bạn nên đặt mức nhiệt độ mong muốn, giả dụ là 25 độ, ngay từ đầu.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cho rằng nhiệt độ trong phòng không nên dưới 20 độ C và không chênh lệch quá 10 độ C so với nhiệt độ ngoài trời. Nếu không, bạn sẽ dễ ngã bệnh khi bước ra khỏi phòng vì có sự chênh lệch nhiệt độ quá lớn giữa 2 môi trường mà cơ thể chưa kịp thích nghi.
Một cách khác để tiết kiệm điện là bạn nên chọn loại máy lạnh có công suất phù hợp với diện tích phòng. Nên đóng kín cửa khi bật máy lạnh nhưng không nên đóng quá lâu vì có thể gây bí, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Theo Phunuvagiadinh.vn
Phản Hồi