Nguyên nhân chính khiến miệng bị hôi thối rất ít người phát hiện ra

11:46 08/06/2016

(Giúp bạn)Nếu hơi thở của bạn bị hôi suốt cả ngày mặc dù bạn vẫn thường xuyên đánh răng súc miêng,  Có thể bạn đã bị sỏi amidan, một căn nguyên chính của hôi miệng. Hơn 1/4 dân số thế giới bị chứng hôi miệng…

Nếu hơi thở của bạn bị hôi suốt cả ngày mặc dù bạn vẫn thường xuyên đánh răng súc miêng,  Có thể bạn đã bị sỏi amidan, một căn nguyên chính của hôi miệng. Hơn 1/4 dân số thế giới bị chứng hôi miệng…

 

Sỏi amiđan là gì?

Sỏi Amiđan, trong thuật ngữ y học còn gọi dưới nhiều tên khác nữa như Tonsillolith hoặc tonsillar calculus….  Sỏi Amiđan chính là chất bã đậu được can xi hóa bởi sự thâm nhập của một số muối vô cơ, nằm trong các hốc Amiđan khẩu cái. Những viên sỏi này có chứa một lượng lớn sulfamid. Khi bị nghiền ép, chúng có thể tạo ra mùi trứng thối đặc trưng làm cho hơi thở có mùi hôi.

soi-amidan-1

Nguyên nhân hình thành sỏi amidan?

Sỏi amidan thường có ở những bệnh nhân bị viêm amidan mạn tính. Viêm amiđan mạn tính là tình trạng nhiễm trùng dai dẳng của amiđan. Nhiễm trùng lặp đi lặp lại hình thành những túi/hốc chứa vi khuẩn bên trong amiđan.

Sỏi amdian được hình thành bởi các mảnh vụn, xác của tế bào thượng mô bề mặt của Amiđan sau khi tế bào chết theo lập trình tế bào bị chôn vùi trong các hốc của Amiđan cùng với các mảnh vụn thức ăn, xác vi khuẩn, xác các tế bào bạch cầu, các đại thực bào tham gia trong quá trình miễn dịch chống lại viêm nhiễm tại Amiđan.

Trong một số ít trường hợp các hạt sỏi này không gây triệu chứng gì. Đa số gây ra nuốt vướng rất khó chịu, đôi lúc có cảm giác giống như hóc xương, đau nhoi nhói lan lên tai, sau họng.

Khi bị bệnh này bệnh nhân thường bị hôi miệng và thỉnh thoảng khạc ra viên sỏi giống như 1/2 hạt cơm hoặc 1/4 hạt đậu phộng, màu vàng nhạt, rất hôi.

Cách điều trị

Để tự lấy các sỏi Amiđan bạn có thể khò họng bằng nước muối sinh lý ấm nhiều lần mỗi ngày. Trong những đợt nhiễm trùng cấp cần sử dụng kháng sinh phù hợp.

soi-amidan-2

Sỏi bên trong amiđan cần phải được loại bỏ bằng một ngón tay sạch hoặc bởi một đầu dụng cụ cùn. Nhưng chỉ có thể lấy sỏi nhỏ nằm ở ngay miệng hốc Amiđan. Đa phần phải nhờ đến các BS Tai Mũi Họng.

Tùy vào từng trường hợp BS sẽ lấy sỏi bằng curettes, Probes, rạch mở miệng Crypt gắp sỏi thậm chí cắt bỏ Amiđan nếu có chỉ định.

Nếu bệnh cứ lặp đi lặp lại gây nhiều phiền toái thì cần phẫu thuật cắt amiđan.

Theo Hồng Kỳ

Phản Hồi

Comments