Nguyên nhân dẫn đến bạch cầu tăng, tiểu cầu giảm

16:04 14/04/2015

(Giúp bạn)Máu là chất lỏng màu đỏ lưu thông trong động mạch, tĩnh mạch, mao mạch. Máu có chức năng chuyên chở các chất đến các cơ quan và chức năng chống nhiễm khuẩn.

Thời gian qua tôi kiểm tra sức khỏe định kỳ thì phát hiện bạch cầu tăng, tiểu cầu giảm. Bình thường tôi có một số biểu hiện như có vết thâm tím trên người, hay kêu nhức đầu… Xin hỏi bệnh của tôi là gì? Có nguy hiểm không?

(Lan Hương - Từ Liêm)

-1

Nguyên nhân bạch cầu tăng, tiểu cầu giảm

Theo Sức khỏe đời sống, máu là chất lỏng màu đỏ lưu thông trong động mạch, tĩnh mạch, mao mạch. Máu có chức năng chuyên chở các chất đến các cơ quan và chức năng chống nhiễm khuẩn. Cấu tạo của máu gồm có các tế bào máu (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu) và huyết tương.

Bạch cầu là một loại tế bào có màu trắng để phân biệt với hồng cầu có màu đỏ. Bạch cầu có nhiệm vụ tăng cường sức đề kháng của cơ thể với các tác nhân gây bệnh, nhất là các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm độc.

Bình thường, bạch cầu dao động trong khoảng 4.000-10.000/mm3 máu. Tiểu cầu có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu của cơ thể, số lượng tiểu cầu bình thường có khoảng 150.000 - 400.000/mm3 máu.

Nguyên nhân gây tăng bạch cầu do các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc gặp trong các trường hợp nhiễm khuẩn các cơ quan trong cơ thể như viêm phổi, áp-xe gan… hoặc trong các bệnh ung thư của hệ tạo máu như bệnh bạch cầu cấp tính, mạn tính.

Còn giảm tiểu cầu thường gây hiện tượng chảy máu, nhất là ở các mạch máu nhỏ gây xuất huyết dưới da và các cơ quan khác trong cơ thể (như tiêu hoá, hô hấp, niêm mạc, não…). Có nhiều nguyên nhân gây giảm tiểu cầu như: cường lách, thiếu máu hồng cầu to, do tia phóng xạ… hoặc tiểu cầu vô căn.

Chỉ số trung bình của bạch cầu, tiểu cầu là bao nhiêu?

Trên báo Tuổi trẻ, Ts.Bs Lê Thúy Tươi cho biết, bình thường bạch cầu khoảng 5.000- 8.000/ml máu. Khi bị viêm cấp tính như viêm amiđan thì cả hệ thống bạch cầu chuyển động.

Chúng tăng sản xuất bạch cầu đa nhân trung tính làm nhiệm vụ kháng viêm, bạch cầu limpho sản xuất kháng thể, các đại thực bào có nhiệm vụ "ăn" vi khuẩn. Vì thế việc xét nghiệm khi cơ thể bị viêm mà bạch cầu 12.500 có thể xem như bình thường, bạn không cần suy nghĩ gì.

Tiểu cầu được sản xuất trong tủy xương rồi đưa ra máu ngoại vi. Thường khi lấy máu đếm tiểu cầu người ta thấy số lượng trung bình là 15.000-400.000/ml máu. Tiểu cầu tham gia trong quá trình đông máu.Vì thế tăng tiểu cầu cần được theo dõi để tránh hiện tượng huyết khối (cục máu đông).

Thường những người dễ đông máu là những người có bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, mỡ trong máu cao hoặc hút thuốc lá. Nếu bạn không có những bệnh trên thì nên xét nghiệm lại vài lần nữa để khẳng định có phải bị tăng tiểu cầu không.

Thông thường khi dòng bạch cầu cao thì dòng hồng cầu và dòng tiểu cầu bị lấn át sẽ giảm xuống.

Tuyển Trần

Nên đọc
-2 Người cao tuổi cần lưu ý khi sử dụng thuốc
-3 Trẻ em không nên uống thuốc Streptomycin
-4 Súp lơ xanh chữa bệnh viêm khớp
-5 Bà bầu có được uống thuốc zinnat không?


Theo GDVN

Comments