Nguyên nhân, đường lây của bệnh lậu

10:04 15/02/2014

(Giúp bạn)Bệnh lậu là bệnh lây truyền qua đường tình dục (LTQĐTD) hay gặp. Bệnh do song cầu Gram (-) có tên là Neisseria gonorrhoeae gây nên. Bệnh thường thấy nhiều hơn ở nam giới.

  • 1
    Căn nguyên

    Bệnh lậu gây ra do song cầu khuẩn lậu được Neisseria tìm ra năm 1879. Song cầu khuẩn lậu có đặc điểm:
    + Hình hạt cà phê, sắp xếp thành từng cặp.
    + Bắt màu gram âm, nằm trong bạch cầu đa nhân.
    + Dài khoảng 1,6 m, rộng 0,8 m, khoảng cách giữa 2 vi khuẩn 0,1m
    + Nuôi cấy trên môi trường thạch máu hoặc nước báng phát triển nhanh.
    + Sức đề kháng yếu: ra khỏi cơ thể chỉ tồn tại một vài giờ.
    Hầu hết các trường hợp mắc lậu là do quan hệ tình dục với người bị bệnh.
  • 2
    Cách lây truyền

    Hầu hết các tr­ường hợp mắc lậu là do quan hệ tình dục với ngư­ời bị bệnh.
    Một số ít tr­ờng hợp có thể mắc lậu do dùng chung chậu, khăn hoặc qua quần áo nhiễm lậu cầu khuẩn.
    Mẹ mắc lậu nếu không đ­ợc điều trị có thể gây viêm kết mạc mắt do lậu cho trẻ sơ sinh.

    nguyen-nhan-duong-lay-cua-benh-lau-1
  • 3
    Biểu hiện lâm sàng

    1.Lậu cấp ở nam:
    Thời kỳ ủ bệnh trung bình 3-5 ngày, có thể sớm nhất 1 ngày chậm nhất là 2 tuần. Thời gian này không có triệu chứng gì nhưng vẫn có khả năng lây lan cho người khác.

    Triệu chứng lâm sàng:
    - Sớm nhất là cảm giác khó chịu dọc niệu đạo kèm đái rắt.
    - Ứa mủ; đái ra mủ. 
    - Đái buốt, đái rắt.
    - Khám: miệng sáo, qui đầu viêm đỏ, có mủ chảy ra tự nhiên hoặc chảy ra khi vuốt dọc từ gốc dương vật.
    - Toàn thân: có thể sốt, mệt mỏi.

    2.Lậu mạn
    Th­ường do lậu cấp không đ­ược điều trị hoặc điều trị không đúng.
    Biểu hiện làm sàng th­ường khó nhận biết hơn. Tuy nhiên, có thể thấy các triệu chứng:
    - Đái ra mủ chỉ thấy vào buổi sáng (gọi là “giọt mủ ban mai”)
    - Đái buốt không rõ ràng. Bệnh nhân có cảm giác nóng rát dọc niệu đạo.
    - Đái dắt do viêm niệu đạo sau
    - Có thể có các biến chứng như­ áp xe, viêm tiền liệt tuyến, viêm túi tinh...

    nguyen-nhan-duong-lay-cua-benh-lau-2

    3.Lậu cấp ở nữ giới
    Thời kỳ ủ bệnh ở nữ th­ường kéo dài hơn, trung bình 5-7 ngày. Biểu hiện lâm sàng thư­ờng âm thầm không rõ ràng. Khám bộ phận sinh dục thấy:
    - Mủ ở âm hộ
    - Lỗ niệu đạo viêm đỏ
    - Các lỗ tuyến Skène, Bartholin đỏ.
    - Cổ tử cung viêm đỏ có mủ nhày.

    4.Lậu mạn:
    Triệu chứng nghèo nàn. Ra “khí h­ư” giống bất cứ viêm nhiễm nào ở bộ phận sinh dục. Tuy nhiên có thể đ­a đến nhiều biến chứng nh­ư:
    - Viêm niêm mạc tử cung.
    -Áp xe phần phụ 2 bên.
    - Viêm cổ tử cung lộ tuyến. 
    - Viêm tắc vòi trứng.

    5.Lậu ở một số vị trí khác
    - Lậu ở họng, hầu : do quan hệ sinh dục - miệng
    Biểu hiện lâm sàng là đau họng, ngứa họng.
    Khám thấy họng đỏ, viêm họng mãn, có thể kèm giả mạc.
    - Lậu hậu môn - trực tràng
    Ở nam do quan hệ sinh dục- hậu môn
    Ở nữ có thể do quan hệ tình dục qua hậu môn hoặc do mủ chảy từ âm hộ xuống hậu môn.
    Biểu hiện lâm sàng: bệnh nhân mót rặn, buồn đi ngoài liên tục, lúc đầu còn có phân sau đó chỉ ra  chất nhày hoặc không.

    6.Lậu mắt
    - Lậu mắt ở trẻ sơ sinh : 
    Biểu hiện lâm sàng: bệnh th­ường xuất hiện sau đẻ từ 1-3 ngày. Có thể bị một hoặc cả hai mắt. Mắt s­ưng nề không mở đ­ược, có rất nhiều mủ từ mắt chảy ra, kết mạc giác mạc viêm đỏ và loét.
    - Lậu mắt ở ng­ười lớn: có thể lây do dùng chung khăn, chậu rửa mặt với ng­ười bị nhiễm lậu hoặc do chính bệnh nhân gây ra (đi tiểu không rửa tay sạch). Biểu hiện lâm sàng: viêm kết mạc, giác mạc có mủ, mắt sưng nề.
    Viêm âm hộ do lậu: có thể gặp ở trẻ gái bị cư­ỡng dâm, bé gái bò lê la d­ới đất hay do dùng chung khăn, chậu bị nhiễm lậu khi vệ sinh bộ phận sinh dục. Biểu hiện lâm sàng: âm hộ viêm đỏ có mủ vàng xanh kèm theo đái buốt.

Comments