Nguyên nhân gây bệnh sốt vàng

15:54 14/04/2015

(Giúp bạn)Bệnh sốt vàng thường phát sinh vào mùa mưa, khí hậu nóng (nhiệt độ trung bình tháng trên 20oC), là giai đoạn phát triển mạnh của loài muỗi Aedes.

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, sốt vàng là chứng bệnh sốt gây vàng da do siêu vi trùng thuộc họ Flaviviridae gây ra. Đây là một chứng bệnh sốt xuất huyết quan trọng tại châu Phi và Nam Mỹ mặc dầu hiện nay đã có vắc-xin hiệu nghiệm.

Sốt vàng từng gây nhiều trận dịch tàn khốc, giết hại hàng trăm ngàn người. Trong thế kỷ 18, sốt vàng lan tràn tại Ý, Pháp, Tây Ban Nha và Anh quốc. Vào thế kỷ 19, khoảng 300.000 người Tây Ban Nha chết vì sốt vàng. Trong thời kỳ cách mạng Haiti năm 1802 gần nửa đội quân Pháp bị sốt vàng chết. Sốt vàng tiếp tục gây tử vong khắp nơi cho đến thế kỷ 20 khi khoa học khám phá ra bệnh lây do muỗi đốt và nghiên cứu được phương cách phòng chống bằng vắc-xin.

Nguyên nhân gây bệnh sốt vàng

Thông tin tham khảo trên trang Sức khỏe & đời sống:

1. Tác nhân gây bệnh

- Tên tác nhân: vi-rút sốt vàng (Yellow fever virus), họ Flaviviridae, giống Flavivirus, nhóm vi-rút Arbo.

- Hình thái: vi-rút mang cấu trúc di truyền ARN sợi đơn, dương 10,9 kb; hạt vi-rút có hình cầu dài, kích thước nhỏ (đường kính 40-60nm), có vỏ cấu trúc lipoprotein 2 lớp màng và nucleocapsid cấu trúc glycoprotein.

-1

- Khả năng tồn tại ở môi trường: Vi-rút có khả năng tồn tại và nhân lên trong tế bào của nhiều loài muỗi. Khi ra khỏi cơ thể nhìn chung sức đề kháng kém: dễ dàng bị diệt bởi hầu hết các loại hóa chất khử khuẩn thông thường và chất tẩy, xà phòng; tác động trực tiếp của nhiệt (trên 56 độ C trong vòng 30 phút), ánh sáng mặt trời và tia tử ngoại.

2. Nguồn truyền nhiễm

- Ổ chứa vi-rút: Tại vùng nông thôn và thành thị, ổ chứa vi-rút là người, gồm người bệnh và người lành mang vi-rút. Loài muỗi Aedes aegypti có khả năng mang vi-rút lâu dài, có khi suốt đời. Muỗi nhiễm vi-rút có khả năng truyền cho thế hệ sau qua trứng, vì vậy tại vùng bệnh lưu hành muỗi Aedes chính là ổ chứa lâu dài của vi-rút sốt vàng trong tự nhiên. Trong khu vực rừng núi, ổ chứa chính là khỉ và có thể ở một vài loài thú có túi hoang dại. Các loài muỗi Aedes và muỗi rừng ưa máu khác có vai trò là ổ chứa lâu dài của vi-rút sốt vàng trong thiên nhiên.

- Thời gian ủ bệnh: Từ 3-6 ngày, có thể kéo dài hơn.

- Thời kỳ lây truyền: Bệnh nhân sốt vàng có thể làm lây truyền bệnh từ trước khi sốt một vài ngày và sau sốt 3-7 ngày. Muỗi Aedes aegypti sau khi hút máu có nhiễm vi-rút sốt vàng sẽ trở thành nguy hiểm trung bình 9-12 ngày, sau đó có khả năng truyền bệnh suốt đời.

3. Phương thức lây truyền

Bệnh lây theo đường máu do côn trùng đốt và hút máu người và động vật nhiễm bệnh, sau đó đốt, hút máu và truyền vi-rút cho người lành. Loài muỗi Aedes được coi là véc tơ chính của vi-rút sốt vàng, đồng thời cũng là ổ chứa mầm bệnh.

Tại khu vực có lưu hành bệnh sốt vàng ở vùng rừng núi Châu Mỹ và Châu Phi, vi-rút được truyền từ loài khỉ sang người và giữa người với người bởi một số loài muỗi như Ae. africanus, Ae. bromelia, Ae. simpsoni, Ae. furcifer-taylori, Ae. luteocephalus, Ae. albopictus. Có thể thêm vai trò của một số loài muỗi rừng hút máu khác thuộc nhóm Haemagogus.

Trong các vùng nông thôn và thành thị, bệnh lan truyền chủ yếu bởi loài muỗi Ae. aegypti và có thể của một vài loài Aedes khác. Loài muỗi Aedes aegypti sống gần người, ưa thích đốt và hút máu người, song cũng có thể đốt động vật. Muỗi thường sinh sản ở những ổ nước sạch và phát triển mạnh nhất vào mùa mưa, nhiệt độ trung bình tháng trên 20 độ C.

Bệnh không lây truyền do ăn uống, tiếp xúc trực tiếp hoặc qua đồ dùng hàng ngày.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh sốt vàng

Bệnh thường phát sinh vào mùa mưa, khí hậu nóng (nhiệt độ trung bình tháng trên 20oC), là giai đoạn phát triển mạnh của loài muỗi Aedes. Ở khu vực bệnh lưu hành, mọi chủng người đều có thể nhiễm vi-rút sốt vàng, song nhóm người có nguy cơ cao hơn với bệnh là trẻ em và những người có nghề nghiệp phải thường xuyên phơi nhiễm cho muỗi tấn công đốt hút máu.

Mọi chủng người, giới tính, lứa tuổi khi chưa có miễn dịch đều có thể mắc bệnh sốt vàng. Tại những vùng bệnh lưu hành, tỷ lệ mắc bệnh của trẻ em cao hơn rõ rệt. Tuy nhiên, trẻ dưới 6 tháng tuổi có thể có miễn dịch do mẹ truyền. Miễn dịch thu được sau nhiễm bệnh tự nhiên hoặc có được sau khi tiêm ngừa bằng vắc-xin sốt vàng tồn tại rất lâu dài, có thể suốt đời. Trong vùng bệnh lưu hành, tỷ lệ người nhiễm vi-rút không triệu chứng khá cao, gấp hàng chục lần so với số người mắc bệnh điển hình.

Tham khảo thuốc:

Actoramin:

- Giảm đau trong các trường hợp: đau dây thần kinh, đau khớp (đau lưng, đau vai,...), mỏi mắt, viêm miệng và viêm lưỡi.

- Cung cấp vitamin nhóm B, E, C và trong các trường hợp sau: suy dinh dưỡng, giảm sút sức khỏe, mệt mỏi trong hoặc sau thời kỳ bệnh; phụ nữ mang thai, cho con bú; trẻ đang lớn và người già yếu.

Trà Mi

Nên đọc
-2 Bệnh yếu sinh lý: Nguyên nhân, phòng ngừa
-3 Giảm nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng nhờ uống cà phê mỗi ngày
-4 Việc nên làm để giữ sức khỏe tốt khi trời nắng nóng
-5 Trẻ em không nên dùng thuốc Naltrexone


Theo GDVN

Comments