Nhiễm khuẩn vì bôi thuốc trị hăm hết hạn cho trẻ

15:25 14/04/2015

(Giúp bạn)Các mẹ nên lưu ý hạn sử dụng khi cho con dùng thuốc vì sử dụng thuốc hết hạn có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và khiến bệnh tình của trẻ xấu đi.

Trang thông tin điện tử Bệnh viên Nhi đồng 2 cho biết, ở trẻ ra mồ hôi nhiều, rôm sảy có thể xuất hiện , đó là những mụn nhỏ li ti và gây ngứa, nếu nó xuất hiện trên mảng đỏ ở vùng mặc tả thì đó là hăm tã. Hăm là phản ứng của da khi hệ thống bài tiết tại da bị bít kín như đổ mồ hôi nhiều mà không được thông thoáng, da bị tổn thương, hăm có thể gây ra mụn nhọt nếu như bé gãi vì ngứa ngáy, da sẽ bị trầy xước, dễ nhiễm khuẩn hoặc có thể nhiễm nấm do ẩm ướt.

Hăm có thể gặp khi trẻ bị tiêu chảy, sốt , mọc răng, hay dùng nhiều kháng sinh,.. và gặp nhiều ở trẻ từ 6 đến 12 tháng.

Thông thường nếu thấy da bé bị ửng đỏ và còn tồn tại  sau 2-3 ngày hoặc lan rộng thì có thể vùng da đó đã bị bội nhiễm hay nhiễm nấm, cần phải được khám và điểu trị kịp thời.

Nhiễm khuẩn vì bôi thuốc trị hăm hết hạn

Sức khỏe và Đời sống đưa tin, chị Phương - một bà mẹ của trẻ 8 tháng tuổi đã tự ý bôi kem trị hăm của một người hàng xóm cho con mà không để ý hạn sử dụng. Sau đó, ngày nào tắm rửa, vệ sinh cho con xong chị lại lấy thuốc ra bôi. Tuy nhiên vết hăm không những không khô mà còn đỏ và nặng hơn trước.

Nghĩ là vì để con bị hăm lâu rồi mới bôi thuốc nên sẽ lâu khỏi hơn, sau đó chị lại kiên trì bôi thuốc và chờ đợi. Đến khi vết thương của bé không chỉ dừng lại ở hăm da mà còn xuất hiện những mụn nhỏ, chợt loét làm bé khó chịu, quấy khóc…Lúc này, chị đã cho con đi bệnh viện.

Sau khi khám, bác sĩ nói rằng, rất có thể bé bị dị ứng với thành phần là kháng sinh erythromycin có trong thuốc. Ngoài ra, tuýp thuốc đã hết hạn sử dụng, bao bì đựng thuốc cũ nát, thuốc bên trong đã chuyển màu. Đây cũng chính là nguyên nhân gây nên tình trạng không chỉ là dị ứng mà còn nhiễm khuẩn.

-1

Những bài thuốc trị hăm tã cho trẻ

Theo tin tổng hợp của Báo điện tử Kiến thức, các mẹ nên tham khảo một vài kinh nghiệm dân gian chữa hăm tã cho bé dưới đây:

- Dùng lá chè xanh hoặc nụ vối hoặc lá trầu không rửa sạch, cho vào nước đun lên. Lấy nước đó đổ vào chậu cho nguội bớt. Khi nước còn hơi âm ấm, dùng rửa vùng da hăm cho bé.

- Lấy một nắm lá khế rửa sạch, vẩy khô, giã nát cùng chút muối, cho thêm nước sôi để nguội rồi chắt lấy nước chấm vào chỗ da bị hăm.

- Dầu ô-liu: Xoa một lớp dầu oliu mỏng vào mông và đùi em bé để làm lành vùng da bị hăm và bảo vệ da khỏi bị sưng đỏ.

- Lấy búp ổi hoặc lá ổi rửa sạch, đun lên lấy nước rửa chỗ hăm cho bé.

Thuốc tham khảo: Mitosyl irritations

Trị mụn trứng cá, vết côn trùng châm đốt, hăm tã, vảy da dầu, tăng tiết nhờn, chốc, nấm da, vảy nến, loét dãn tĩnh mạch, mẩn ngứa…

Thùy Linh

Nên đọc
-2 Những cách hạ sốt không dùng thuốc
-3 Dùng thuốc hợp lí khi bị tiêu chảy
-4 Mẹ cho con bú nên cẩn thận khi sử dụng thuốc
-5 Trẻ em không nên uống thuốc Primperan

Theo GDVN

Comments