Nhiễm sán lá gan

15:49 14/04/2015

(Giúp bạn)Sán lá gan lớn ở Việt Nam do ấu trùng Fasciola gigantica phát triển thành. Fasciola gigantica là một loài giun dẹp thuộc lớp Trematoda. Những con sán lá gan này thường ký sinh ở gan và đường mật của những động vật ăn cỏ.

Nguyên nhân nhiễm sán lá gan

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, sán lá gan là một loài ký sinh trùng sống ký sinh ở các động vật ăn cỏ như trâu, bò, cừu, dê... Có hai loại sán lá gan: sán lá gan lớn và sán lá gan nhỏ.

Với sán lá gan nhỏ thì giai đoạn đầu ấu trùng của sán là ấu trùng lông di chuyển tự do trong nước để tìm đến vật chủ trung gian thứ nhất để cư trú là các loài ốc. Sau đó ấu trùng lông trở thành ấu trùng đuôi và rời ốc để tìm đến vật chủ trung gian thứ hai là các loài cá nước ngọt để cư trú. Còn với sán lá gan lớn thì sau khi rời ốc nó sẽ bám vào rau chờ vật chủ.

Cơ thể sán lá gan hình lá, dẹp, dài 2 – 5 cm, màu đỏ máu. Mắt, lông bơi tiêu giảm. Ngược lại, các giác bám phát triển.

Nhờ cơ dọc, cơ vòng và cơ lưng bụng phát triển, nên sán lá gan có thể chun dãn, phồng dẹp cơ thể để chui rúc, luồn lách trong môi trường kí sinh.

-1

Vòng đời của sán lá gan

Sán lá gan dùng 2 giác bám chắc vào nội tạng vật chủ. Hầu có cơ khỏe giúp miệng hút chất dinh dưỡng từ môi trường kí sinh đưa vào 2 nhánh ruột phân nhiều nhánh nhỏ để vừa tiêu hóa vừa dẫn chất dinh dưỡng nuôi cơ thể. Sán lá gan chưa có hậu môn.

Triệu chứng, biểu hiện nhiễm sán lá gan

1. Bệnh sán lá gan nhỏ

Theo Sức khỏe & đời sống, thường có triệu chứng đau tức vùng gan, rối loạn tiêu hóa (kém ăn, bụng ậm ạch khó tiêu); đôi khi có biểu hiện sạm da, vàng da và dấu hiệu gan to hay xơ gan tùy theo mức độ của bệnh.

2. Bệnh sán lá gan lớn

Thường có các triệu chứng đau vùng hạ sườn phải lan về phía sau hoặc đau vùng thượng vị và mũi ức; tính chất đau không đặc hiệu, có thể âm ỉ, đôi khi đau dữ dội, cũng có trường hợp không đau bụng. Bệnh nhân mệt mỏi, có cảm giác đầy bụng khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, có thể sốt hoặc đau khớp, đau cơ và mẩn ngứa...

Có thể mô tả triệu chứng bệnh qua từng giai đoạn như sau:

- Giai đoạn cấp (còn gọi là giai đoạn gan do ký sinh trùng đến gan).  Triệu chứng thường xuất hiện trong vòng 6-12 tuần sau khi nuốt phải ấu trùng với các biểu hiện: Sốt, đau bụng vùng hạ sườn phải và gan to. Có thể kèm theo chán ăn, buồn nôn, nôn, đau cơ, ho và nổi mày đay. Đôi khi có vàng da, tràn dịch màng phổi, co giật....

- Giai đoạn mạn tính (còn gọi là giai đoạn mật): Sau giai đoạn xâm nhập vào gan, sán xâm nhập vào đường mật trưởng thành và đẻ trứng. Tại đây sán trưởng thành có thể ký sinh và gây bệnh trong nhiều năm (có thể tới 10 năm) nếu không được phát hiện và điều trị. Bệnh nhân có biểu hiện đau bụng vùng thượng vị và hạ sườn phải, có thể kèm theo ỉa chảy, buồn nôn, nôn, gan to và vàng da.

Yếu tố nguy cơ gây nhiễm sán lá gan

Do thói quen ăn uống:

- Ăn các món gỏi cá hoặc cá sống, tôm sống

- Ăn các món rau củ sống mọc dưới nước (cần nước, rau muống, cải xoong, rau ngổ, củ niễng, ngó sen...)

- Đây là những món ăn rất ngon miệng nhưng điều ít người biết rằng đó là con đường lan truyền rất dễ của ấu trùng sán lá gan, nếu việc xử lý và chế biến không cẩn trọng.

Chẩn đoán nhiễm sán lá gan

1. Chẩn đoán xác định

- Bệnh sán lá gan nhỏ: Dựa vào triệu chứng như đã mô tả và xét nghiệm tìm thấy trứng sán trong phân hoặc dịch tá tràng.

- Bệnh sán lá gan lớn: Dựa vào triệu chứng như đã mô tả và xét nghiệm tìm thấy trứng sán trong phân hoặc xét nghiệm máu bằng kỹ thuật miễn dịch (ELISA) tìm thấy kháng thể kháng sán lá gan lớn trong huyết thanh bệnh nhân.

2. Chẩn đoán phân biệt

Bệnh sán lá gan có thể nhầm với bệnh viêm gan siêu vi trùng, áp xe gan do các loại ký sinh trùng khác (amíp, giun đũa, toxocara...) hoặc do vi khuẩn (áp xe đường mật), ung thư gan (u gan), cơn đau dạ dày...

Biến chứng nhiễm sán lá gan: Sán lá gan gây nên các ổ apxe ở gan. Nếu ổ apxe vỡ vào màng phổi gây viêm phổi, vỡ vào màng bụng gây nhiễm trùng, viêm phúc mạc.

Phòng ngừa nhiễm sán lá gan

1. Biện pháp dự phòng

- Tuyên truyền giáo dục sức khỏe: về tác hại và đường lây truyền của bệnh sán lá gan lớn và sán lá gan nhỏ; không ăn cá chưa nấu chín như gỏi cá, cá rán hoặc nấu chưa chín dưới mọi hình thức nào; không ăn rau sống mọc dưới nước, không uống nước lã, không ăn gan sống.

- Vệ sinh phòng bệnh: ăn chín, uống chín, không dùng phân người nuôi cá, không phóng uế bừa bãi xuống các nguồn nước.

2. Biện pháp phòng chống dịch

- Biện pháp tổ chức: nếu có dịch xảy ra phải thành lập ngay Ban chỉ đạo các cấp khoanh vùng dập dịch.

- Biện pháp chuyên môn: thu dung bệnh nhân tới cơ sở y tế để điều trị diệt mầm bệnh; kiểm soát trâu, bò vùng có dịch, kiểm tra nguồn bò lai nhập khẩu vào trong nước; tuyên truyền người dân không ăn gỏi cá, không ăn rau sống mọc dưới nước. Người nghi ngờ nhiễm bệnh phải đến cơ sở khám chữa bệnh để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, chủ động phát hiện và điều trị sớm bệnh sán lá gan tại vùng có dịch.

3. Kiểm dịch y tế biên giới

Kiểm tra nguồn bò lai nhập khẩu vào trong nước.

Tham khảo thuốc:

Paracetamol: là chất chuyển hóa có hoạt tính của phenacetin, là thuốc giảm đau - hạ sốt hữu hiệu có thể thay thế aspirin; tuy vậy, khác với aspirin, paracetamol không có hiệu quả điều trị viêm.

Trà Mi

Nên đọc
-2 Những sai lầm phổ biến khi tập thể dục thể thao
-3 Những điều về siêu âm bạn nên biết
-4 Trẻ ngủ hay giật mình: Cách giúp cha mẹ đối phó
-5 Một ngày ăn bao nhiêu đường là đủ?

Theo GDVN

Comments