Những bệnh thường 'tấn công' phụ nữ
(Giúp bạn)Đau đầu, thiếu máu, kinh nguyệt bất thường, loãng xương... là những bệnh thường hay xảy ra đối với phụ nữ. Chúng không chỉ làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc mà cả vấn đề tâm lý của chị em.
- 1
Đau đầu
Đau đầu có dạng cấp tính và mãn tính, đại bộ phận phụ nữ thường mắc chứng đau đầu mãn tính. Đau đầu còn chia làm hai loại do căng thẳng và một dạng đau đầu khác là thiên đầu thống.
Dạng đau đầu do căng thẳng là do tâm lý bất an, căng thẳng, chịu áp lực gây nên, ảnh hưởng đến đầu, cơ ở gáy làm cho bả vai cứng đờ. Dạng thiên đầu thống thì do mạch máu bên ngoài xương sọ quá nhạy cảm mà gây ra đau đầu do mạch máu, loại da đầu này có liên quan đến thể chất và di truyền.
Người bị đau đầu căng thẳng có thể dùng phương pháp vận động hoặc tâm thái thư giãn để giảm bớt những căng thẳng, còn thiên đầu thống cần phải được chữa trị và có thuốc đề phòng bệnh, tốt nhất nên có một lịch trình hàng ngày cụ thể, một giấc ngủ đảm bảo để có thể khỏe mạnh.
- 2
Huyết áp thấp
Huyết áp được gọi là thấp dưới 90 mmHg. Triệu chứng là chóng mặt, cảm thấy mệt mỏi, không muốn ăn uống. Những triệu chứng này có thể do chứng huyết áp thấp, cũng có thể do thần kinh không điều tiết nhịp nhàng.
Nếu thấy huyết áp thấp, trước tiên nên cải thiện thực đơn ăn uống, mỗi ngày cần bổ sung năng lượng cho cơ thể là 1500 dến 2000 calo hấp thu nhiều thực phẩm có chứa protein, vitamin, chất khoáng…Nếu không ăn uống thì nên có chế độ vận động thường xuyên để lưu thông mạch máu cho cơ thể. Hạn chế thức khuya và sinh hoạt thất thường.
- 3
Thiếu máu
Thiếu máu tức chỉ hiện tượng hồng huyết cầu và hồng huyết tố thấp hơn mức bình thường, triệu chứng thường gặp là khó thở, dễ mệt, đau đầu, ù tai, đứng dậy thấy chóng mặt…Nguyên nhân gây nên thiếu máu khi phần nhiều do cơ thể thiếu chất sắt ngoài ra mất máu trong thời kì kinh nguyệt, giảm ăn hoặc ăn lệch một loại thực phẩm nào đó cũng dễ làm cho chứng thiếu máu thêm nặng.
Trị liệu chứng thiếu máu tốt nhất là hấp thụ dinh dưỡng hàng ngày nhất là chất sắt. Đồng thời tránh những uống cà phê, trà đỏ, trà xanh để tránh lượng acid tanic làm cản trở sự hấp thụ sắt.
- 4
Chứng chân tay lạnh
Chân tay và phần bụng, lưng lạnh là chứng thường gặp ở phụ nữ, nguyên nhân gây nên là thần kinh không tụ điều tiết được nhịp nhàng liên quan đến tuần hoàn máu ở da, cơ nang buồng trứng bị trở ngại và dinh dưỡng không đảm bảo.
Nếu mắc chứng bệnh này nên chú ý bảo hộ chân tay khi trong phòng máy lạnh, tắm trước khi ngủ để tuần hoàn máu. Chú ý ăn những thức ăn có hàm lượng vitamin E, ăn cá, đậu… Nên hạt chế những thực phẩm lạnh như cà, dưa chuột, dưa hồng, dưa hấu...
- 5
Bí đại tiện
Thông thường mỗi ngày con người cần phải đại tiện 1 lần. Bí đại tiện thường do bộ máy cơ thể và cơ năng tạo nên. Nếu do bộ máy cơ thể chính là do đại tràng dị thường hoặc bị viêm, khiến chất thải bị tích trong ruột và bí đại tiện, có thể dẫn đến đại tiện, có thể dẫn đến ung thư đại tràng, u nang tử cung, buồng trứng, bàng quang...
Bí đại tiện do cơ năng là do cơ năng vận hành đại tràng giảm thấp hoặc căng thẳng gây nên. Phương pháp đề phòng là khi cảm thấy cần đại tiện nên đi ngay. Trước khi đi ngủ cũng nên xoa nắn bụng cũng là một phương pháp có hiệu quả.
- 6
Kinh nguyệt thất thường
Kinh nguyệt thất thường bao gồm không kinh nguyệt, kinh nguyệt quá nhiều, kinh nguyệt quá ít, hay kinh nguyệt không thuận. Nguyên nhân gây ra kinh nguyệt không đều là do công năng buồng trứng thất thường, máu bị đọng ở xương chậu quá nhiều, có hiện tượng thiếu máu, đau đầu, phù thũng… trường hợp nghiêm trọng có thể gây nên lạc nội mạc tử cung, cơ tử cung bị ung nhọt. Kinh nguyệt ít là kinh nguyệt ngắn, nguyên nhân xuất huyết không bình thường do công năng của hoàng thể không đủ, tử cung phát triển không hoàn thiện, không rụng trứng gây nên.
Nếu không chú ý có thể dẫn đến sảy thai và không thể có thai. Kinh nguyệt không thuận là do ung thư tử cung hoặc u nang tử cung. Nếu bệnh có giấu hiệu nghiêm trọng cần đi khám phụ khoa. Trong thời kì kinh nguyệt có hiện tượng phát đau sinh lý, đau đầu…Đó là những chứng do mạc tử cung hoặc chứng viêm xương chậu gây nên. Phương pháp trị đau sinh lý là nên uống thuốc an thần. Nếu do cơ tử cung bị u nang, u xơ thì đi khám để trị liệu
- 7
Bệnh trĩ
Bệnh trĩ có nhiều loại, loại bệnh trĩ thường gặp là do tĩnh mạch xung quanh hậu môn do máu bị tích lại nổi lên cục thịt giống như u nhọt. Khi đại tiện dùng lực quá mạnh, viêm bộ phận hậu môn, dùng quá nhiều ớt và chất cay nóng đều là nguyên nhân tạo hiện tượng ứ máu.
Cách đề phòng là sau khi đại tiện nên rửa sạch sẽ và lau khô, nên bồi dưỡng cho mình thói quen sinh hoạt có quy tắc và ăn uống đều đặn, đồng thời nên cố gắng giảm căng thẳng và áp lực không cần thiết. Nếu có triệu chứng da xung quanh hậu môn và viêm mạc trực tràng hậu môn nổi nhọt, chảy dịch thì đó là viêm da và triệu chứng là mẩn ngứa khó chịu. Chứng này khó khỏi tự nhiên nên vì thế hãy đến khám bác sĩ và có phương pháp điều trị.
- 8
Loãng xương
Ở tuổi mãn kinh, phụ nữ rất dễ bị loãng xương, đặc biệt là những người nhỏ bé, có tiền căn gia đình bị loãng xương, mãn kinh sớm hay bị cắt buồng trứng. Loãng xương dễ dẫn đến gãy cổ xương đùi, xương cườm tay, đau lưng và còng lưng do cột sống bị sụp.
Do đó, chị em cần có chế độ ăn uống tăng canxi ngay từ tuổi vị thành niên, vận động và tập thể dục vừa sức, đồng thời tránh các yếu tố nguy cơ như hút thuốc, uống rượu, dùng thuốc corticoides.
- 9
Bệnh tim mạch
Bệnh tim mạch đặc biệt dễ xảy đến ở những người béo phì, cholesterol trong máu cao, cao huyết áp, tiểu đường, ít vận động, thường xuyên căng thẳng thần kinh, uống thuốc viên ngừa thai quá lâu và bị giảm oestrogen. Khoảng 70% phụ nữ béo phì dẫn đến bệnh suy động mạch vành, bệnh cao huyết áp và tiểu đường.
Hãy giữ chỉ số cơ thể BMI ở mức độ 18,8-25. Theo định kỳ nên tới bệnh viện kiểm tra cholesterol trong máu, ổn định huyết áp ở mức trung bình. Ngoài ra, chị em nên bỏ thuốc lá, vận động nhiều, chế độ ăn ít muối, ít chất béo.
- 10
Ung thư vú
Đây là nỗi ám ảnh của phụ nữ tuổi trung niên, là căn bệnh âm thầm mà rất nguy hiểm. Những yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ trung niên gồm: gia đình có người từng bị ung thư vú (nguy cơ tăng gấp 3-5 lần), béo phì (nguy cơ cao gấp 3 lần), không cho con bú sữa mẹ hoặc không sinh con, có con đầu lòng quá muộn, dậy thì sớm và mãn kinh muộn. Mọi phụ nữ nên tự khám mỗi tháng xem có gì bất thường ở ngực, nhũ hoa... đồng thời cần được khám định kỳ ở các cơ sở y tế chuyên khoa mỗi năm một lần.