Những điều cần biết khi sử dụng thuốc ngủ

15:23 14/04/2015

(Giúp bạn)Ngày nay, số người rơi vào tình trạng mất ngủ do áp lực công việc ngày càng tăng. Thay vì có chế độ sinh hoạt khoa học, họ lại lạm dụng thuốc ngủ.

BS Phạm Văn Hậu, Bệnh viện 103 chia sẻ trên trang Sức khỏe và Đời sống, thuốc ngủ là thuốc có tác dụng an thần giải lo khi dùng liều thấp và gây ngủ nếu dùng liều cao hơn. Tuy nhiên, cần chọn loại thuốc thích hợp với từng đối tượng như người cao tuổi, phụ nữ, người bị trầm cảm, mất ngủ… không nên tự ý dùng thuốc ngủ mà cần có sự hướng dẫn của bác sĩ.

-1

Nhiều người sử dụng thuốc ngủ như một biện pháp cứu cánh hữu hiệu

Tác hại của việc lạm dụng thuốc ngủ

Nếu như quá làm dụng vào thuốc ngủ thì sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh bởi thuốc ngủ có chức năng như một chất gây nghiện. Một khi đã “nghiện” thuốc, bệnh nhân rất khó bỏ, thiếu thuốc sẽ thấy nhức đầu, mệt mỏi rã rời, không thể tập trung.

Bình thường nếu chúng ta chỉ mất ngủ 1-2 đêm, việc uống thuốc ngủ có thể giải quyết tốt tình trạng này. Khi bị sang chấn tinh thần nặng nề hoặc căng thẳng, thuốc ngủ có thể thích hợp trong một thời gian ngắn nhằm giúp chúng ta vượt qua stress và tránh các hậu quả về tâm lý sau một đêm không ngủ. Tuy nhiên, nó hoàn toàn không phải là giải pháp thích hợp để điều chỉnh các rối loạn của giấc ngủ hoặc chữa trị mất ngủ lâu dài.

Làm sao để sử dụng thuốc ngủ đúng cách

Theo Báo Người lao động, thuốc an thần gây ngủ có nhiều loại. Hiện nay hay dùng 2 nhóm chính là Barbiturat (Amobarbital, Butabarbital, Immenoctal, Secobarbital...) và Diazepam (Seduxen, Valium). Đây là các loại thuốc nhóm hướng thần có chỉ định đặc biệt với quy chế riêng nên cần cân nhắc và phải rất thận trọng khi sử dụng.

Cần chọn loại thuốc thích hợp với từng đối tượng như người cao tuổi, phụ nữ, người bị trầm cảm, mất ngủ... Cần dùng liều thấp nhất, giảm liều dần dần trước khi ngưng thuốc.

Không có một loại thuốc nào tốt cho tất cả bệnh nhân và không phải tất cả bệnh nhân đều dùng thuốc. Có nhiều loại dược liệu truyền thống như hoạt chất củ bình vôi, tâm sen cũng có tác dụng gây ngủ tốt mà không độc hại. Tuyệt đối không dùng thuốc an thần gây ngủ khi đang dùng thuốc chống trầm cảm, phụ nữ có thai.

Điều trị bệnh mất ngủ không cần dùng thuốc

Trang web truyền thông vì sức khỏe tâm thần cộng đồng-BV tâm thần ban ngày Mai Hương cho biết:

+Trước hết phải tìm nguyên nhân của các rối loạn giấc ngủ. Từ đó tìm biện pháp giải quyết nguyên nhân.

+Áp dụng vệ sinh tâm lý giấc ngủ:

-Tạo thói quen thức ngủ đúng giờ

-Tránh dùng thuốc và các chất có thể kích thích thần kinh trung ương

-Tránh các căng thẳng tâm lý

-Chế độ làm việc, nghỉ ngơi, luyện tập hợp lý, hài hoà tránh quá mức

-Trước khi đi ngủ dùng các phương pháp gây êm dịu cổ truyền như: bấm huyệt, xoa bóp, tắm nước ấm...

+Áp dụng các liệu pháp tâm lý (có sự hỗ trợ của các nhà tâm lý, thầy thuốc) như là thư giãn, luyện tập, âm nhạc,…

Sử dụng thuốc ngủ là biện pháp cuối cùng khi các phương pháp trên không có hiệu quả. Sử dụng thuốc ngủ phải có sự chỉ định của thầy thuốc. Không nên tự ý dùng thuốc ngủ vì có thể có tác dụng phụ hoặc lệ thuộc (nghiện) đặc biệt là các thuốc hướng thần.

1.Các thuốc có nguồn gốc thảo dược: sen vông, rotundin, cao lạc tiên…

2.Các thuốc ngủ thuộc nhóm Benzodiazepine: seduxen, tranxen, rivotril, lexomil…

3.Các thuốc ngủ không thuộc nhóm Benzodiazepine: stilnox, gardenal..,

4.Các thuốc chống trầm cảm có tác dụng gây ngủ: amitriptylin, sertraline, fluvoxamine, remeron…    5.Các thuốc an thần kinh: Aminazin, theralene, tisercin, olanzapin…

Để điều trị rối loạn giấc ngủ một cách tốt nhất, thầy thuốc phải chọn được thuốc ngủ thích hợp với tình trạng của từng người bệnh.

Thuốc tham khảo: thuốc Cao lạc tiên

Cao Lạc Tiên có tác dụng : Suy nhược thần kinh,  tim hồi hộp, hay nằm mơ, phụ nữ hành kinh sớm, đau bụng do nhiệt táo, ho do phế nhiệt, phù thũng, bạch trọc. Đặc biệt Cao Lạc Tiên đặc trị bệnh mất ngủ.

Thùy Linh

Nên đọc
-2 Trị chứng mất ngủ cho bà bầu
-3 Những thực phẩm khiến bạn mất ngủ
-4 Bí quyết để có giấc ngủ ngon
-5 Nguyên nhân gây bệnh đổ mồ hôi trộm

Theo GDVN

Comments