Những giai đoạn thay đổi hormone phụ nữ nên biết

21:32 10/02/2014

(Giúp bạn)Chính những thay đổi hormone trong cơ thể phụ nữ đã khiến họ phải đối diện với nhiều chứng bệnh nguy hiểm trong cuộc sống của mình.

  • 1
    Thời kỳ ấu thơ

    Tất cả các em bé sơ sinh (bao gồm cả bé trai và bé gái) đều được tiếp xúc với hoóc môn từ mẹ truyền qua nhau thai ở thời điểm trong vài tuần cuối cùng của thai kỳ.

    Hormone estrogen có thể làm cho vú của trẻ sơ sinh bị sưng lên. Với những trẻ sơ sinh được bú sữa mẹ có thể tiếp tục mở rộng kích cỡ ngực và thậm chí có thể tiết ra một chất lỏng như sữa từ núm vú của trẻ.
     
    Người mẹ truyền cho trẻ sơ sinh hormone trong thời gian thai kỳ của mình và khi họ cho con bú. Điều này có thể khiến da trẻ sơ sinh bị mụn trứng cá hoặc vàng da. Điều này chỉ là hiện tượng bình thường chứ không phải là một triệu chứng bất thường đối với sức khỏe của trẻ sơ sinh.
  • 2

    Thời kỳ tuổi dậy thì

    Những cô gái khi bắt đầu bước vào tuổi dậy thì (8-13 tuổi) sẽ khiến tuyến yên sản xuất và giải phóng ra hormone Luteinizing (LH) và hormone kích thích nang trứng (FSH) vào máu.

    Những hormone này lại nhắc nhở buồng trứng tiếp tục sản xuất các hoóc môn nữ là estrogen. Khi ấy, cơ thể của những cô nàng sẽ phản ứng với việc phát hành các kích thích tố bao gồm: tăng trưởng nhanh chóng về hình thể, tăng cân, núi đôi phát triển về kích cỡ, sự tăng trưởng của lông tóc dưới cánh tay và các khu vực khác, có thể bắt đầu xuất hiện hiện tượng kinh nguyệt…

  • 3

    Thời kỳ nguyệt san


    Các kích thích tố được phát hành lúc bắt đầu dậy thì sẽ kích thích sự sản xuất nội tiết tố nữ estrogen trong cơ thể các bạn gái. Hormone Estrogen sẽ theo sát những chị em suốt trong quá trình trưởng thành.

    Những bạn gái thường có thời kỳ kinh nguyệt đầu tiên của mình khoảng hai năm sau khi bắt đầu tuổi dậy thì ghé thăm. Chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng ở các chị em lúc này được quy định do sự tăng giảm kích thích tố và thường kéo dài khoảng 28 ngày.

    Mức hormone tăng trong nửa đầu của chu kỳ kinh nguyệt có dẫn đến sự rụng trứng để chuẩn bị cho cơ thể bước vào thời kỳ màu mỡ nhất của việc thụ thai. Nếu việc thụ thai không xảy ra, hàm lượng hoóc môn sẽ giảm, cho phép các lớp lót tử cung rơi xuống và thải ra trong khoảng thời gian hàng tháng. Đó chính là máu nguyệt san, kéo dài khoảng 3-5 ngày hàng tháng.
  • 4

    Thời kỳ tuổi trưởng thành

    Tất cả những kích thích tố nữ đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của phụ nữ như: LH, FSH, hormone estrogen và progesterone… giúp điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt, xác định ngày rụng trứng sẽ xảy ra.

    Các buồng trứng trong cơ thể chị em cũng sản xuất một lượng nhỏ nội tiết tố nam testosterone để xây dựng các mô cơ và xương. Còn ngược lại, các kích thích tố nữ có trách nhiệm xây dựng chất béo và phân phối trên khắp cơ thể như hông, mông, ngực và đùi. Theo đó những chị em trở nên quyến rũ hơn vì có thêm những đường cong trên cơ thể xuất hiện.

  • 5

    Thời kỳ mang thai
     

     
    nhung-giai-doan-thay-doi-hormone-phu-nu-nen-biet-1

    Các cấp độ kích thích tố nữ thường tăng lên trong thời điểm rụng trứng. Nếu trứng không thụ tinh, nguyệt san hàng tháng sẽ xuất hiện. Nếu trứng được thụ tinh, mức estrogen và progesterone giúp chuẩn bị cấy tử cung. Khi ấy một nội tiết tố mới là hormone Chorionic gonadotrophin (HCG) được hình thành và sản xuất.

    Những hormone này nhanh chóng làm dày nội mạc tử cung, kích thích sản xuất sữa mẹ và tăng lưu lượng máu trong cơ thể để cơ thể chị em có thể mang bầu an toàn và sinh con khỏe mạnh.
  • 6

    Thời kỳ tiền mãn kinh

    Các cấp độ của kích thích tố nữ estrogen và progesterone bắt đầu giảm dần khiến nguồn cung cấp trứng của buồng trứng gần như kiệt sức. Điều này khiến các chị em phải đối mặt với giai đoạn đầu của thời kỳ mãn kinh.

    Thời kỳ tiền mãn kinh trở nên khó chịu với các chị em vì chúng bị hoành hành bởi quá nhiều tác dụng phụ của nhiều loại hormone gây ra. Theo đó, chị em phải đối mặt với nhiều triệu chứng khó chịu như: đổ mồ hôi ban đêm, thân nhiệt và tính khí thất thường, khô âm đạo, kinh nguyệt không đều…

    Ảnh hưởng của triệu chứng tiền mãn kinh thường khác nhau ở mỗi phụ nữ và tình trạng này có thể kéo dài từ vài tháng đến vài năm.

  • 7

    Thời kỳ mãn kinh

    Thời kỳ này, nguồn cung cấp trứng trong cơ thể phụ nữ đã hoàn toàn kiệt sức, thời gian nguyệt san hàng tháng dừng lại hẳn và phụ nữ sẽ không còn có khả năng thụ thai khi quan hệ tình dục nữa.

    Khoảng thời gian này thường được gọi là thời kỳ mãn kinh và thường xảy ra khi chị em trong độ tuổi ngũ tuần.

    Sau khi mãn kinh, mức hormone estrogen giảm xuống còn khoảng 10% so với mức hormone estrogen thời kỳ tiền mãn kinh của các chị em. Sự giảm sút hormone estrogen nghiêm trọng này có thể gây ra các triệu chứng như đổ mồ hôi đêm, nóng ran người, khô âm đạo và là nguyên nhân khiến chị em dễ bị các bệnh loãng xương, bệnh tim mạch, ung thư vú...

Comments