Những loại thuốc cấm dùng trong ngày "đèn đỏ"
(Giúp bạn)Chu kỳ nguyệt san đến, người phụ nữ rất nhạy cảm cả về thể chất lẫn tinh thần. Vì vậy, chị em không được tự ý dùng thuốc trong những ngày này nếu không có sự tư vấn của bác sĩ.
Không được tự ý dùng thuốc khi đang trong chu kỳ kinh nguyệt, vì sao?
Thời gian có kinh nguyệt là thời kì đặc biệt của người phụ nữ. Trong những ngày này, người phụ nữ rất nhạy cảm cả về thể chất lẫn tinh thần. Vì vậy, việc chăm sóc sức khỏe bản thân trong những ngày này được chị em chú ý hơn cả. Một trong những điều chị em cần quan tâm là không được tự ý dùng thuốc trong những ngày này nếu không có sự tư vấn của bác sĩ.
Sở dĩ bác sĩ điều trị cho bạn khuyên không nên dùng thuốc trị nhiễm trùng âm đạo và thuốc nội tiết trong những ngày bạn có kinh nguyệt là vì những lý do sau:
- Trong thời gian có kinh nguyệt, niêm mạc tử cung tắc nghẽn, cổ tử cung giãn ra. Hơn nữa, khi máu kinh xuất ra, môi trường trong âm đạo sẽ rất thích hợp cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Nếu cố tình sử dụng các loại thuốc chống nhiễm trùng, nấm "vùng kín" sẽ dẫn đến khả năng khoang tử cung bị vi khuẩn xâm lấn ngược lên trên do cổ tử cung đã bị giãn ra.
- Các loại thuốc liên quan đến nội tiết cũng không nên dùng trong những ngày này vì thời gian "đèn đỏ" là lúc sự cân bằng nội tiết trong cơ thể người phụ nữ không được ổn định, nếu dùng thêm các loại thuốc nội tiết sẽ có thể càng dẫn đến rối loạn nội tiết và ảnh hưởng sức khỏe. Ví dụ như, các thuốc chứa adrogen có thể gây ra giảm kinh nguyệt, mãn kinh, kinh nguyệt không đều…thuốc chứa progesterone (progestin) có thể gây ra đau vú hoặc chảy máu âm đạo.
Ngoài 2 loại thuốc trên, chị em cũng cần lưu ý một số loại thuốc không nên sử dụng trong những ngày "đèn đỏ" như sau:
- 1
Thuốc chống đông máu
Thuốc chống đông máu có thể gây ra rong kinh, hoặc thậm chí chảy máu nặng hơn trong kì kinh nguyệt.
- 2
Thuốc ức chế sự thèm ăn
Sử dụng thuốc có chứa thành phần ức chế sự thèm ăn có thể dẫn tới rối loạn kinh nguyệt, tiểu khó, hay đánh trống ngực, lo âu và một số thậm chí vô kinh.
- 3
Thuốc nhuận tràng
Thuốc nhuận tràng như Magnesium sulfate, Sodium sulfate tumble… có thể gây ra tắc nghẽn vùng chậu, xung huyết vì vậy càng cần tránh dùng trong suốt chu kỳ kinh nguyệt.
- 4
Thuốc cầm máu
Thuốc cầm máu như andel, vitamin K… có thể làm giảm tính thấm của mao mạch, co thắt của các mao mạch để thúc đẩy việc đẩy máu ra ngoài dẫn đến ứ huyết.