Những lưu ý trong sinh hoạt cho mọi lứa tuổi trong ngày Tết
(Giúp bạn) - Tết đến, thói quen sinh hoạt hàng ngày của chúng ta thường bị đảo lộn, làm cho chúng ta cảm thấy rất mệt mỏi. Chính vì vậy trong những ngày Tết chúng ta vẫn cần chú ý giữ nếp sinh hoạt điều độ để đảm bảo sức khỏe cho cơ thể nhé!
- 1
Sức khỏe cho người già
Trong dịp Tết, người già bị bệnh đa phần là do vui quá mà bệnh. Tết đến, con cái ở xa về, một năm mới có 1 lần đoàn tụ đầy đủ như vậy, cho nên thường làm cho người già hưng phấn, vui mừng quá độ dẫn đến phát tác bệnh tim mạch.
Ngoài ra, ngày Tết vui vẻ, ăn uống quá nhiều cũng làm cho huyết áp tăng cao, nhịp tim đập nhanh, có thể dẫn đến tắc nghẽn cơ tim, chảy máu não….
Ngồi, nằm xem ti vi quá lâu cũng đều có hại cho sức khỏe, bệnh huyết quản tim mạch có thể sẽ tấn công người già bất cứ lúc nào có thể, vì vậy cần đặc biệt chú ý.
Giữ tâm trạng ổn định, không nên vui mừng quá độ, tránh mệt mỏi quá sức, ăn ngủ đúng giờ, giữ cho đồng hồ sinh học luôn ở trong trạng thái ổn định, cân bằng và điều độ.
Đi chơi vui vẻ bên ngoài tránh thời gian quá lâu, không nên tham gia các hoạt động cạnh tranh mạnh, cũng nên hạn chế xem ti vi, kỵ thức đêm vui chơi quá độ.
Không nên tham ăn tham uống, ăn uống phải kết hợp hài hòa, ăn nhiều rau xanh, hoa quả, ít hút thuốc, hạn chế uống rượu.
Người có bệnh cần phải luôn mang theo thuốc cấp cứu bên mình.
- 2
Sức khỏe cho trung niên và thanh niên
Hàng năm, bệnh viện tiếp nhận không ít trường hợp bị ngộ độc rượu, rượu khi vào trong cơ thể có thể làm loạn, gây hại khôn cùng. Vì vậy, không nên đấu rượu với nhau trên bàn tiệc, có chăng chỉ nên uống 1-2 cốc cho vui mà thôi.
Theo khoa học phân tích, mỗi kg thể trọng có thể trao đổi 1g cồn/ngày, tức là một người có thể trọng 60kg có thể trao đổi 60g cồn, nếu vượt quá ngưỡng này sẽ gây hại cho gan.
Đi chơi, hát hò, nhậu nhẹt, xem ti vi… thâu đêm suốt sáng, không những tiêu hao dinh dưỡng, tổn thương dạ dày đường ruột, mà còn phá vỡ nhịp đồng hồ sinh học, làm yếu đi khả năng phòng vệ miễn dịch cho cơ thể, từ đó có thể mắc nhiều bệnh tật.
Thực phẩm chuẩn bị cho Tết như gà, vịt, cá, thịt, trứng, rau đều phải lựa chọn kỹ càng và tươi. Khi đi tham quan chùa chiền, vãn cảnh xuân không tránh khỏi đói bụng phải ăn vặt, ăn đồ bán ở ngoài cần đặc biệt chú ý vệ sinh.
Đi du lịch bên ngoài chú ý ăn uống và vệ sinh môi trường, chú ý giữ ấm, phòng chống cảm.
- 3
Sức khỏe cho trẻ em
Trước và sau Tết là thời kỳ bộc phát viêm phổi viêm phế quản và viêm nhiễm đường hô hấp rất cao. Mỗi năm vào giai đoạn này, trẻ em mắc bệnh tăng hơn thường ngày rất nhiều.
Trẻ em thích ăn thịt và đồ ngọt, tuy nhiên ăn nhiều thịt, nước ngọt cũng uống nhiều, dễ gây ra tiêu hóa không tốt, cũng dễ gây ra viêm nhiễm đường hô hấp. Vì vậy, phụ huynh cần chú ý cho trẻ em uống nhiều nước ấm, ăn nhiều canh, ăn nhiều hoa quả và thức ăn phải kết hợp rau xanh đầy đủ.
Ở trong phòng người đông, không khí không tốt, khi có ánh nắng mặt trời vào buổi trưa, tranh thủ đưa trẻ ra ngoài trời hoặc đến công viên để sưởi ấm, thưởng thức không khí trong lành.
Tết đến nhà nào cũng đầy đồ ăn vặt, những loại hạt như hạt dưa, hạt hướng dương, hạt dẻ, hạt dẻ cười… đều dễ làm cho trẻ bị hóc. Các bậc phu huynh cần chú ý để loại đồ ăn vặt này cách xa tầm mắt của trẻ, tránh trường hợp xấu là phải đưa trẻ vào viện vì hóc một trong những loại hạt này.