Những món ăn chữa chứng táo bón cho trẻ

15:15 14/04/2015

(Giúp bạn)Táo bón ở trẻ em một triệu chứng của rối loạn tiêu hóa thường gặp, với đặc điểm là giảm số lần đại tiện bình thường, kèm theo đi tiêu khó và đau do phân rắn hoặc quá to.

Chia sẻ trên Báo Gia đình và xã hội, PGS.TS Nguyễn Gia Khánh - PCT Hội Nhi Khoa VN - Nguyên trưởng khoa tiêu hoá BV Nhi TW cho biết, theo nhiều nghiên cứu cho thấy đa số táo bón ở trẻ em là do chức năng bộ máy tiêu hoá của trẻ chưa hoàn thiện, được gọi là táo bón chức năng.

Táo bón khiến trẻ biếng ăn, ­­đau bụng, nôn chớ hay quấy khóc, nếu kéo dài có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, chậm lớn.

Táo bón ở trẻ em một triệu chứng của rối loạn tiêu hóa thường gặp, với đặc điểm là giảm số lần đại tiện bình thường, kèm theo đi tiêu khó và đau do phân rắn hoặc quá to. Khi số lần đi tiêu của trẻ sơ sinh dưới 2 lần/ngày, của trẻ bú mẹ dưới 3 lần/tuần (trên 2 ngày/lần), của trẻ lớn dưới 3 ngày/lần thì coi là bị táo bón.

Đối với trẻ nhỏ cần phân biêt táo bón với trẻ ít ăn, phân đói, trẻ 3-4 ngày mới đi cầu nhưng phân mềm, chậm lên cân, trẻ ăn bú ít.

Nguyên nhân:

- Do ăn uống: Ăn chưa đủ số lượng, pha sữa quá đặc cho trẻ ăn, mẹ bị táo bón cho con bú, bé ăn ít chất xơ, không chịu ăn rau quả, chỉ ăn nước không ăn rau, quả.

- Do yếu tố tâm lý: Thường hay gặp ở trẻ mẫu giáo. Do bé ngại xin phép cô giáo hoặc sợ bẩn không muốn đi đại tiện, sau vài lần làm cho đại tràng dãn to vì vậy phân phải tích nhiều ngày mới đủ kích thích đại tràng gây phản xạ đi ngoài. Trẻ thường đi ngoài phân khuôn to như người lớn, phân cứng và khô.

-1

- Do dùng thuốc: Hay gặp khi trẻ bị ốm phải dùng thuốc kháng sinh gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hoặc thuốc ho có codein, viên sắt...

- Bệnh toàn thân: Trẻ còi xương, trẻ suy dinh dưỡng do biếng ăn nên thường ăn ít dẫn đến tình trạng "đói" phân, mấy ngày trẻ mới đi ngoài một lần.

- Bệnh ngoại khoa, tiêu hóa: Dị tật bẩm sinh như phình to đại tràng, hẹp ruột, hẹp hậu môn, nứt kẽ hậu môn.

Món ăn cho trẻ mắc chứng táo bón

- Các loại quả mọng: Theo Báo điện tử Kiến thức, các loại quả mọng như dâu tây, mâm xôi, việt quất đều rất hữu ích trong trị chứng táo bón. Các loại quả này rất giàu chất xơ, chất chống oxy hóa và ít calo, bạn có thể dùng làm món tráng miệng, sa lát hoặc ăn nhẹ vào ban đêm.

- Cà chua trần qua nước sôi, sau đó rửa lại bằng nước lọc, bóc vỏ, bỏ hết hạt, thái nhỏ rồi cho vào nồi đun nhỏ trong 2 phút. Xay nhuyễn, thêm một chút muối cho em bé dễ ăn.

- Cà rốt, hoa lơ trắng. Cà rốt được gọt vỏ thái nhỏ, đổ nước sôi vào đun trong 10 phút. Sau đó thêm hoa lơ trắng vào đun tiếp 10 phút nữa. Vớt ra để ráo rồi xay nhuyễn, lọc qua rây, thêm chút đường hoặc muối tinh là có thể dùng được.

- Bột đào được chuẩn bị từ 1 đào chín, nước và đường trắng vừa đủ. Mẹ chần đào trong nước sôi khoảng 1 phút, sau đó rửa bằng nước lọc, gọt vỏ, thái nhỏ, bỏ hạt. Xay nhuyễn, lọc qua rây, thêm đường vừa ăn.

- Quả bơ: Quả bơ có chứa hàm lượng chất xơ cao, tốt cho các bé đang bị táo. Các mẹ có thể dùng thìa dầm nhuyễn phần thịt bơ, tiếp đến cho vào cốc bơ nhuyễn một vài hạt muối, trộn đều lên cho muối tan ra rồi cho bé ăn. Vậy là với 1 cách rất đơn giản, mẹ không phải lo bé bị thiếu chất xơ nữa.

- Súp khoai tây, cà rốt, củ cải: Củ cải tính ngọt, mát, vị cay, có công dụng giải độc, hoá đờm giải nhiệt… Đặc biệt, lượng vitamin C trong củ cải gấp 10 lần lê, ngoài ra còn có tác dụng thông tiện rất tốt cho bé.

Món súp gồm các loại rau củ cải, cà rốt giúp bé tiêu hóa được tốt hơn, đặc biệt khoai tây còn cung cấp năng lượng và dinh dưỡng cho bé.

- Bột chuối tiêu: Bột chuối tiêu mềm, dễ nuốt và dễ tiêu hóa cùng tác dụng của chuối giúp cho bé không còn bị táo bón dài ngày nữa. Vị ngọt của chuối cũng khiến bé thêm phần ngon miệng. Mẹ rửa sạch chuổi, bỏ vỏ, cắt thành miếng nhỏ, xay nhuyễn, thêm chút đường trắng và mấy giọt nước cốt chanh, trộn đều, đổ vào bát con là có thể ăn được.

-2

- Bột táo, khoai lang: Dành cho bé ăn dặm từ 8 tháng trở lên. Cũng giống như bột chuối tiêu, táo và khoai lang có tác dụng rất tốt trong việc chữa táo bón cho bé và bổ sung thêm cho bé dinh dưỡng nhờ lượng tinh bột dồi dào có trong khoai lang.

Khoai lang và táo mẹ rửa thật sạch, gọt vỏ, thái nhỏ và hấp chín mềm. Sau đó để nguội bớt rồi nghiền nhuyễn là có thể cho bé ăn ngay được rồi.

- Bột sữa, bí đỏ: Riêng món này mẹ có thể cho bé ăn hàng ngày, mỗi ngày từ 1/3 đến 1 bát, có tác dụng rất tốt cho tiêu hóa của trẻ. Bí đỏ mẹ luộc thật chín, xay nhuyễn. 10g bột mẹ khuấy trong chút nước lạnh cho tan đều rồi thêm bí đỏ, đường và phần nước còn lại đảo đều trên bếp để nhỏ lửa cho đến khi bột chín.

Cho bột ra bát, thêm ½ thìa cà phê dầu trộn thật đều sau đó mới cho từ từ sữa bột béo vào.

- Cháo chuối đường phèn: Đển nấu món cháo này, các mẹ chuẩn bị 3 quả chuối khoảng 300g, gạo nếp 100g, đường phèn 100g. Gạo nếp vo sạch, chuối bóc vỏ, thái khúc, đổ nước thích hợp vào gạo và chuối nấu thành cháo loãng. Sau đó cho đường phèn vào, cho trẻ ăn thường xuyên món cháo này giúp trẻ hết táo bón.

Thuốc tham khảo: Santafe

- Hỗ trợ trong các trường hợp táo bón, chướng bụng đầy hơi ở các đối tượng dễ bị táo bón như: phụ nữ mang thai, trẻ em, người lớn tuổi..nhờ bổ sung chất xơ và các vi khuẩn có ích hệ đường ruột.

- Giúp cân bằng hệ khuẩn ruột để tránh sự tăng sinh của các vi khuẩn gây bệnh tại đường ruột.

Thùy Linh

Nên đọc
-3 Chọn sữa cho trẻ bị táo bón
-4 Lưu ý khi dùng bisacodyl trị táo bón
-5 Không nên dùng thuốc chữa táo bón kéo dài
-6 Nguyên nhân trẻ ăn nhiều rau vẫn bị táo bón



Theo GDVN

Comments