Phụ nữ mang thai muốn sinh con dễ dàng mà không đau nhất định phải học cách này
(Giúp bạn)Không cần sử dụng phương pháp cầu kì, bà bầu cứ ăn dứa, mè đen, tía tố, rau lang hoặc cà tím vào đúng thời điểm với liều lượng chuẩn là nhất định mẹ tròn con vuông.
Không cần sử dụng phương pháp cầu kì, bà bầu cứ ăn dứa, mè đen, tía tố, rau lang hoặc cà tím vào đúng thời điểm với liều lượng chuẩn là nhất định mẹ tròn con vuông.
Thời điểm sinh nở được xem là cửa ải thập tử nhất sinh của người phụ nữ. Không những thế, phái đẹp còn phải chịu đựng những cơn co thắt đau đớn khủng khiếp trước đó. Đôi khi, trong một số trường hợp, các cơn đau đẻ kéo dài hàng tiếng đồng hồ liền khiến mẹ bầu rơi vào tình trạng sức cùng lực kiệt đầy nguy hiểm.
Vì thế, bạn đừng bỏ qua những cách giúp phụ nữ mang thai sinh con dễ không đau đẻ bằng thực phẩm hữu cơ do chúng tôi chia sẻ ngay sau đây.
Cách 1: Ăn dứa vào tuần thứ 39
Khi vừa bước sang tuần 39 của thai kỳ, bà bầu nên thường xuyên dùng các món ăn được chế biến từ dứa. Bởi chất bromelain có nhiều trong quả dứa sẽ giúp tử cung mềm ra dần dần và làm giảm sự đau đớn trong quá trình chuyển dạ.
Ghi chú:
+ Phụ nữ mang thai có bệnh đau dạ dày không nên ăn dứa.
+ Dứa cần được gọt sạch vỏ lẫn mắt và rửa sạch trước khi sử dụng để tránh ngộ độc.
Cách 2: Ăn chè mè đen vào tuần thứ 35
Kể từ lúc bước vào tuần 35 của thai kỳ, bà bầu chỉ cần ăn 3 chén chè mè đen mỗi tuần là đủ để vừa bổ sung nhiều vitamin E và protein làm đẹp da lẫn tóc, vừa giúp ngày “vỡ chum” không còn đau đớn.
Chè mè đen pha cùng bột sắn dây thêm chút đường phèn là thần dược cho những bà bầu chuẩn bị sinh con.
Cách 3: Uống nước lá tía tô khi vừa có dấu hiệu chuyển dạ
Cách giúp sinh đẻ không đau này hoàn toàn khác 2 cách trên, mẹ bầu chỉ uống khi bắt đầu có hiện tượng sanh. Bởi nước lá tía tô sẽ làm mềm và thúc đẩy tử cung mở nhanh hơn, các mẹ sẽ không tốn sức nhiều và ít mệt mỏi.
Hướng dẫn nấu nước lá tía tô trợ sản:
+ Lấy một nhúm lá tía tô tươi, rửa sạch và để ráo nước.
+ Đun nước sôi rồi thả lá tía tô vào, tiếp tục đun, sắc nước càng đặc càng tốt.
+ Đổ ra bình cách nhiệt để giữ ấm và cho bà bầu uống khi cơn chuyển dạ xuất hiện.
Ghi chú:
+ Lá tía tô dùng lâu ngày có thể khiến người mệt mỏi, kén ăn, thở nông, choáng váng, táo bón, tiểu tiện đỏ, …
+ Nước lá tía tô không dùng khi cảm nóng.
+ Người đổ nhiều mồ hôi cần thận trọng khi sử dụng lá tía tô.
Cách 4: Ăn rau lang vào 2 tuần cuối thai kỳ
Sau khi nhận được kết quả dự sinh, mẹ bầu nên ăn một dĩa nhỏ rau lang luộc hoặc rau lang xào tỏi mỗi ngày tính ngược từ 2 tuần cuối của thai kỳ. Lúc thời điểm bé con chào đời, tử cung đã đủ độ mềm dẻo nên giúp mẹ trẻ dễ dàng vượt cạn.
Cách 5: Ăn cà tím vào tuần cuối thai kỳ
Đến tuần cuối cùng của thai kỳ, bà bầu nên chọn ăn thường xuyên những món được chế biến từ cà tím để giúp tăng độ co giãn của tử cung lên mức tối đa.
Ghi chú:
+ Có thể kết hợp ăn xen kẽ rau lang và cà tím để sinh con dễ và không đau đẻ.
Chúc mẹ và bé hạnh phúc tròn đầy, vui vầy bên gia đình viên mãn.
Theo Mogo Khuyên
Phản Hồi