Rèn cho bé tự xúc ăn bằng thìa như thế nào?

15:17 14/04/2015

(Giúp bạn)Vào giai đoạn 6-9 tháng đây là thời điểm giúp bé làm quen và thích thú với việc tự xúc ăn bằng thìa. Bố mẹ hãy cho bé tập làm quen với việc ăn uống từ lúc này.

Khi nào nên cho bé tự xúc ăn bằng thìa?

Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, ngay từ khi còn nhỏ, vào giai đoạn 6 - 9 tháng, ba mẹ hãy cho bé tập làm quen với việc ăn uống. Tự xúc ăn là một hành vi chủ động. Nếu hành vi này được lặp đi lặp lại trong mỗi bữa ăn sẽ hình thành nên một thói quen vừa có lợi cho sức khỏe, vừa có lợi cho sự phát triển hành vi ở trẻ nhỏ.

Việc để cho bé tự xúc, tự gắp thức ăn không những tập cho trẻ tính tự lập mà còn đưa cho trẻ cơ hội để tự lựa chọn những loại thức ăn phù hợp trong thực đơn đã được chuẩn bị sẵn. Đây là cách để trẻ cảm nhận thấy chúng được tôn trọng đồng thời cũng là cách để bố mẹ biết được con mình thích ăn món nào, không thích ăn món nào.

Hơn nữa, trẻ con rất muốn được làm chủ và chúng hoàn toàn có thể tự xúc ăn khi chạm mốc 2 tuổi. Giúp con tự ăn sớm, bạn sẽ không phải vất vả vì chứng biếng ăn hay những bữa ăn kéo dài hàng tiếng đồng hồ cùng con.

Có thể trong thời gian đầu, những động tác, cầm trên tay lúc đầu của bé rất vụng về: cầm bị đổ ra ngoài, đổ vào cổ mà không thể đưa vào miệng được, hoặc bị đổ vương vãi xung quanh chỗ bé ngồi. Để thành công, các bà mẹ nên chọn thìa nhựa có tay cầm to, nằm vừa vặn trong tay bé; nên kiên nhẫn và khen ngợi nỗ lực cầm thìa của bé, mỗi khi bé xúc được thức ăn đưa vào miệng mà ít bị rơi.

Vừa được khen vừa được khuyến khích bé sẽ rất thích thú. Mặc dù, có khó khăn trong những ngày tập luyện đầu tiên nhưng sẽ đỡ vất vả cho những năm sau này vì bé có thể tự ăn, uống và rèn tính tự lập cho con.

-1

Mẹo rèn cho bé tự xúc ăn bằng thìa

Báo điện tử Kiến thức cho hay, bé có thể tự xúc ăn sẽ khiến các mẹ nhàn hơn rất nhiều trong việc chăm con. Những mẹo hay dưới đây sẽ giúp bạn luyện cho bé quen cầm thìa và tự xúc ăn một cách thành thạo rất nhanh:

Trước khi dạy bé dùng thìa, mẹ và bé có thể dùng bát thìa nhựa để chơi. Giả vờ chơi trò ăn uống với bé nhà bạn. Sau đó, giúp bé bắt chước những hành động này. Đây là cách tuyệt vời để bé cầm chắc thìa mà không làm vấy bẩn đồ ăn.

Khi bé được khoảng 6-9 tháng, bé thường tò mò về thìa. Mỗi giờ cho bé ăn, bạn đưa cho bé thêm một chiếc thìa để bé giữ và chơi trong suốt giờ ăn. Khuyến khích bé xúc và liếm thìa của bé.

Những món bạn dùng để tập cho bé ăn thìa có thể gồm sữa chua, kem, bột, khoai tây nghiền, mỳ ống, nước sốt...

Để thành công, nên chọn thìa nhựa có tay cầm to, nằm vừa vặn trong tay bé.

Mặc dù cầm được thìa nhưng bé còn yếu trong kỹ năng dùng thìa để xúc thức ăn. Do đó, chỉ nên cho bé xúc thìa như một hoạt động vui chơi, rèn luyện thể chất chứ không phải để bé phải tự xúc được bột.

Nên rải thảm nilon dưới bàn ăn của bé để đồ ăn có rơi vào đó thì cũng dễ làm sạch.

Nên đeo yếm khi dạy bé dùng thìa vì chắc chắn bé sẽ làm bẩn quần áo của chính bé.

Nghiêm khắc với bé nếu bé múc thức ăn rồi ném cả thìa cả thức ăn xuống sàn nhà. Điều này sẽ tạo thành thói quen xấu cho bé.

Nên dạy cho bé mục đích của cầm thìa ngay từ đầu để sau này, bạn không phải chạy theo sửa thói xấu cho bé.

Khi bé xử lý tốt với thìa, bạn có thể chuyển sang dạy bé dùng dĩa. Cho bé những món mà bé có thể dùng dĩa để xiên như hoa quả cắt miếng...Nên kiên nhẫn và khen ngợi nỗ lực cầm thìa của bé, mỗi khi bé xúc được thức ăn đưa vào miệng mà ít bị rơi.

Thuốc tham khảo: Pediakid 22 Vitamin và khoáng chất

Bổ sung hàng ngày các Vitamin và các nguyên tố vi lượng giúp đạt hiệu quả tối ưu cho sự phát triển và tạo lập cân bằng, lâu dài bền vững trong suốt quá trình phát triển của trẻ.

Thùy Linh

Nên đọc
-2 Những món cháo hải sản bổ dưỡng cho bé ăn dặm
-3 Tăng đậm độ năng lượng trong chén bột ăn dặm của trẻ
-4 Dùng củ cải trong bữa ăn dặm rất tốt cho trẻ
-5 Cách làm món cháo lươn bổ dưỡng cho bé ăn dặm

Theo GDVN

Comments