Rối loạn mỡ máu: Biến chứng, phòng ngừa, chế độ dinh dưỡng
(Giúp bạn)Trong điều trị các rối loạn chuyển hóa lipid máu cần giúp bệnh nhân giảm cholesterol máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và bệnh mạch vành.
Biến chứng rối loạn mỡ máu
Theo Sức khỏe & đời sống, biến chứng tim mạch là nguy cơ hàng đầu Như chúng ta đã biết, tăng cholesterol trong máu nguyên nhân chủ yếu của quá trình vữa xơ động mạch và dần dần làm hẹp các động mạch vành cung cấp máu cho tim và các động mạch khác cung cấp máu cho các cơ quan khác của cơ thể.
Đặc biệt khi cả cholesterol và triglycerid cùng gia tăng trong máu thì nguy cơ này cao hơn gấp nhiều lần và thúc đẩy nhanh hơn quá trình xơ vữa động mạch, gây ra các tổn thương tim mạch nghiêm trọng. Khi động mạch vành bị hẹp sẽ làm giảm dòng máu tới nuôi cơ tim gây ra cơn đau thắt ngực, thậm chí nhồi máu cơ tim.
Hầu hết lượng cholesterol toàn phần trong máu tạo ra LDL-C là loại cholesterol có hại. Chỉ có một lượng nhỏ cholesterol tạo ra HDL-C là loại cholesterol có ích, có tác dụng bảo vệ chống lại bệnh vữa xơ động mạch.
Nguy cơ bị bệnh động mạch vành và các bệnh lý tim mạch khác càng tăng cao hơn nếu như người bệnh có các yếu tố nguy cơ khác đi kèm như hút thuốc lá, tăng huyết áp, đái tháo đường, thói quen ít vận động và thừa cân (béo phì).
Phòng ngừa rối loạn mỡ máu
Bệnh rối loạn mỡ máu có thể phòng ngừa được bằng cách có chế độ ăn uống, vận động hợp lý. Hạn chế các thức ăn có chứa chất béo và cholesterol, như bơ, thịt xông khói, mỡ động vật, dầu chiên nhiều lần, hải sản, lòng đỏ trứng (không ăn quá 3 quả/tuần và phải ăn cách ngày), phủ tạng động vật, da của các loại gia cầm...
Giảm các thức ăn nhanh như bánh hamburger, bánh có nhân thịt băm, thịt rán, bánh ga-tô, kem, phomát. Tăng cường ăn rau quả, hạn chế uống rượu, bia, các loại nước ngọt có ga, thuốc lá.
Nếu bị thừa cân, béo phì phải tăng cường tập thể dục, thực hiện chế độ giảm cân để phòng ngừa bệnh mạch vành. Tránh để tích tụ mỡ ở một số cơ quan trong cơ thể.
Việc phòng ngừa và phát hiện sớm là rất quan trọng. Thông thường sau 25 tuổi nên đi kiểm tra rối loạn mỡ máu 1 năm/lần để có hướng điều chỉnh kịp thời. Công tác này hiện nay được thực hiện rất phổ biến và dễ dàng ở các bệnh viện bằng cách xét nghiệm máu. Trước khi đi xét nghiệm cần nhịn đói tối thiểu 6 giờ.
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng
Zing news cho biết, đa số các trường hợp rối loạn chuyển hóa lipid máu là do dinh dưỡng, chế độ ăn quá nhiều mỡ động vật, quá nhiều thức ăn chứa nhiều cholesterol (phủ tạng động vật, mỡ động vật, trứng, bơ, sữa toàn phần...), chế độ ăn dư thừa năng lượng (béo phì), uống nhiều rượu, hút thuốc lá... Một số trường hợp có thể do di truyền, hoặc thứ phát sau một số bệnh như hội chứng thận hư, suy giáp, đái tháo đường, bệnh gan, mật...
Trong điều trị các rối loạn chuyển hóa lipid máu, để giúp giảm cholesterol máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và bệnh mạch vành, chế độ ăn phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
Giảm tổng năng lượng ăn vào trong ngày để giảm cân theo chỉ số khối cơ thể BMI nếu có thừa cân, béo phì, một số trường hợp rối loạn chuyển hóa lipid nhẹ, bệnh có thể ổn định chỉ bằng chế độ ăn giảm cân.
Giảm năng lượng của khẩu phần ăn từng bước một, mỗi tuần giảm khoảng 300Kcal so với khẩu phần ăn của bệnh nhân cho đến khi đạt được năng lượng tương ứng với mức BMI.
Cần theo dõi cân nặng và BMI để điều chỉnh tổng lượng calo hàng tháng hoặc hằng tuần để đạt hiệu quả giảm cân cũng như duy trì cân nặng sau khi đạt BMI ở mức bình thường.
Giảm lượng chất béo (lipid) tùy theo BMI, chất béo chỉ nên chiếm 15 - 20% tổng năng lượng. Hạn chế ăn các chất béo bão hòa (thịt mỡ, bơ, phomát, margarin...). Nên ăn các loại chất béo chưa bão hòa (dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu vừng...) và ăn các hạt có dầu như: vừng, lạc, hạt dẻ, hạt bí ngô để cung cấp acid béo không no có nhiều nối đôi omega 3, omega 6. Nếu có điều kiện, nên bổ sung dầu cá thiên nhiên vì chứa nhiều acid béo không no.
Không ăn nhiều các thức ăn có cholesterol cao như lòng đỏ trứng, thịt có màu đỏ, sữa, gan, bơ, phủ tạng động vật...). Ăn cá nhiều hơn ăn thịt.
Hạn chế uống rượu. Ăn nhiều rau quả (vì chúng làm hạ lượng cholesterol) như các loại táo, bưởi, cam, quýt, bắp cải, cải củ, cải bẹ, cải xanh, cà rốt, cà chua, cà tím, đu đủ, tỏi, hành ta, hành tây, gừng, ớt.
Tham khảo thuốc: Jex: Giảm đau xương khớp cấp tính và mãn tính. Hỗ trợ điều trị viêm khớp: viêm xương khớp, viêm đa khớp dạng thấp. Giúp phòng ngừa và làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp |
Trà Mi
Theo GDVN