Sụp mí mắt: Biến chứng, điều trị
(Giúp bạn)Khi thấy có những dấu hiệu của sụp mí mắt cần đến gặp bác sĩ nhãn khoa để được chẩn đoán xác định nguyên nhân nào gây sụp mí...
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia cho hay, sụp mí mắt cần được phân biệt với các trường hợp xệ mí mắt giả, đó là tình trạng mi mắt trông có vẻ thấp hơn bình thường nhưng do các nguyên nhân khác như lõm mắt hoặc lồi mắt bên đối diện, thừa da mi trên quá mức, nhãn cầu nhỏ hoặc không có nhãn cầu, teo nhãn cầu, lác lên hoặc xuống đối bên, co rút mi trên ở một mắt có thể làm cho mắt bên kia có vẻ sụp và do khuôn mặt không cân đối (mặt lệch, mắt lệch không đối xứng)...
Điều trị sụp mí mắt
Xệ mí bẩm sinh
Đối với trường hợp xệ mí bẩm sinh hoặc do bệnh nhược cơ thì vấn đề điều trị gồm. Về tuổi điều trị: khi bị xệ mí thì nên phẫu thuật khi trẻ 4 - 5 tuổi. Đối với các trường hợp sụp mi nặng, gây giảm thị lực do nhược thị hoặc lệch đầu thì cần phải mổ sớm hơn, có thể từ lúc 1 tuổi. Sụp mi chủ yếu được điều trị bằng phẫu thuật. Tùy tình trạng để lựa chọn phương pháp thích hợp căn cứ vào mức độ chức năng của cơ nâng mi.
Việc phẫu thuật sụp mi phụ thuộc vào sức khoẻ của bệnh nhân để các bác sĩ quyết định phẫu thuật. Ngoài ra còn phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng của sụp với thị lực. Khi phát hiện con bị sụp mi, cha mẹ cần đưa tới cơ sở chuyên khoa mắt để được khám và điều trị, tốt nhất là trước hai tuổi.
Không do bẩm sinh
Với sụp mi ở người lớn tuổi và các nguyên nhân khác gây bệnh thì vấn đề cần phẫu thuật hay không còn tùy thuộc mức độ sụp mi và khả năng hoạt động của cơ nâng mi. Nếu sụp mi vừa phải thì chỉ cần cắt bỏ phần da mi trên dư thừa. Nếu sụp mi nhiều, ngoài khâu này, bác sĩ còn phải can thiệp vào phần cơ nâng mi, đơn giản nhất là làm ngắn cơ nâng mi và cắt bỏ một phần cơ vòng mi.
Một số phương pháp gồm:
- Phẫu thuật nâng cung mày
- Phẫu thuật tạo hình mí mắt
- Nâng cung mày nội soi
Ngoài ra, thủ thuật nâng mi mắt là giải pháp phổ biến, bệnh nhân sẽ được cắt bỏ lớp da thừa và được tách bỏ lớp mỡ mắt nhờ vậy, phẫu thuật mi mắt giúp bạn loại bỏ da thừa mi trên và bọng mắt, đem lại mi mắt căng mọng. Thông thường một người chỉ cần nâng mí mắt 1-2 lần trong đời, tùy theo tình trạng lão hóa nhanh hay chậm.
Biến chứng khi bị sụp mí mắt
Theo Sức khỏe & đời sống, sụp mi bẩm sinh là một loại bệnh yêu cầu thầy thuốc và bệnh nhân cần theo dõi sau phẫu thuật chặt chẽ và có hướng điều trị kịp thời nếu có biến chứng xảy ra.
Những biến chứng hay gặp:
- Không cân đối 2 bên mi mắt sau mổ: mi nâng quá, hay không nâng. Bờ mi không đều, hàng lông mi vểnh quá so với bên không mổ.
- Hở nhãn cầu khi ngủ (nhắm mắt không kín) dễ dẫn đến loét giác mạc.
- Mổ tạo nếp mi không đẹp.Vì vậy sau mổ một số bệnh nhân cần được điều trị lâu dài: tra thuốc, băng ép.
Để khắc phục chứng sụp mi mắt, cần chăm sóc da mặt cẩn thận, có thể giữ được khóe mắt trẻ lâu như khi ra nắng nên thoa kem chống nắng, tránh dụi mắt vì có thể làm da nhăn và xệ xuống, người bệnh hằng ngày phải ngủ đủ giấc vì mất ngủ một đêm là sáng hôm sau da mí mắt có thể bị thâm quầng, đồng thời tránh các tâm trạng bị căng thẳng, stress hay mệt mỏi.
Tham khảo thuốc: Natriclorid: Dùng nhỏ rửa mắt, rửa mũi. Bụi bẩn do đi xe máy nhiều, ghèn rỉ mắt. Ngứa mắt, mỏi mắt, khô rát mắt. Phòng ngừa bệnh dịch về mắt. Trị sổ mũi, nghẹt mũi. |
Trà Mi
Theo GDVN