Tác dụng chữa bệnh của cây bạch quả

15:37 10/03/2014

(Giúp bạn)

Bạch quả là cây to, cao 20-30m, tán lá sum suê. Thân hình trụ, phân cành nhiều, gần như mọc vòng. Lá mọc so le, thường tụ ở một mấu, hình quạt, gốc thuôn nhọn, đầu hình cung, lõm giữa chia phiến thành hai thùy rộng, hai mặt nhẵn. Gân lá rất sít nhau, tỏa từ gốc lá thành hình quạt, cuống lá dài hơn phiến. Hoa đơn tính khác gốc; hoa đực và hoa cái đều mọc ở kẽ lá, có cuống dài. Quả hạch hình trứng, thịt màu vàng.



Bạch quả đã được trồng ở Trung Quốc từ cách đây 3.000 năm, có nguồn gốc ở tỉnh Triết Giang. Từ năm 1995, Việt Nam đã nhập hạt bạch quả từ Nhật Bản và Pháp về trồng ở Sapa (Lào Cai), nhưng cây sinh trưởng rất chậm. Bộ phận được dùng làm thuốc là lá phơi hay sấy khô.

TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Tác dụng trên thiểu năng tuần hoàn não và bệnh tuần hoàn ngoại biên

Cao bạch quả qua thực nghiệm cho thấy có tác dụng bảo vệ chuột cống trắng chống lại bệnh thiếu máu cục bộ não. Tiêm truyền tĩnh mạch cao bạch quả giúp ngăn cản sự phát triển nhồi máu não (khi tiêm mảnh vỡ cục đông máu của nó vào động mạch cảnh gốc). Ngoài ra còn có tác dụng tốt trên nhồi máu não cấp tính hoặc thiếu máu cục bộ não do nghẽn mạch. Trong điều kiện giảm lượng oxy từ không khí thở vào, động vật điều trị với cao bạch quả sẽ sống sót lâu hơn so với nhóm đối chứng, không những do tác dụng tăng lưu lượng tuần hoàn não, mà còn do làm tăng nồng độ glucose và adenosin triphosphat trong máu.

Cao bạch quả tiêm truyền tĩnh mạch còn làm tăng đường kính tiểu động mạch ở mèo, làm giảm sử dụng glucose bởi não. Nó có hiệu quả điều trị phù não gây ra bởi các chất độc hại thần kinh hoặc do chấn thương. Trong nhồi máu não gây ra bởi natri arachidonat ở chuột cống trắng, cao bạch quả dạng uống hoặc tiêm dưới da có tác dụng ức chế một phần sự tăng nước, natri và calci, đồng thời ức chế tình trạng giảm kali trong não. Cho chuột nhắt trắng uống cao bạch quả trong 4-8 tuần giúp tăng trí nhớ và nhận thức trong thí nghiệm phản xạ có điều kiện.

Tác dụng trên tiền đình và thính giác

Cao bạch quả làm giảm thương tổn ốc tai ở chuột lang và có tác dụng tốt trên độ thấm mao mạch và vi tuần hoàn chung. Cải thiện chức năng về tiền đình và thính giác trên động vật gây thương tổn thực nghiệm.

Tác dụng đối kháng với yếu tố hoạt hóa tiểu cầu (PAF)

Các hợp chất ginkgolid của cao bạch quả, đặc biệt ginkgolid B là chất đối kháng của PAF. Ginkgolid B có tác dụng ức chế mạnh sự giảm lượng tiểu cầu và co thắt phế quản gây bởi PAF ở chuột lang.

TÁC DỤNG ÐIỀU TRỊ

Não suy

Là tập hợp các triệu chứng của tình trạng sa sút trí tuệ. Trong sa sút trí tuệ thoái hóa, có sự mất tế bào thần kinh và suy giảm dẫn truyền thần kinh, tình trạng giảm chức năng trí tuệ kết hợp với rối loạn về cung cấp oxy và glucose. Trên lâm sàng, bạch quả có tác dụng điều trị não suy, gồm suy giảm sự tập trung và trí nhớ, lú lẫn, mất nghị lực, mệt mỏi, giảm vận động thể lực, tâm trạng trầm cảm, lo âu, chóng mặt, ù tai và nhức đầu. Bạch quả có nhiều cơ chế tác dụng như tác dụng điều hòa trên mạch máu, làm tăng lưu lượng máu, tác dụng về lưu biến máu, làm giảm độ nhớt của máu, tăng dung nạp đối với sự thiếu oxy ở mô, cải thiện rối loạn dẫn truyền thần kinh và dự phòng sự thương tổn màng do gốc tự do.

Ở người, cao bạch quả làm tăng lưu lượng máu não toàn bộ, cục bộ và vi tuần hoàn, bảo vệ đối với tình trạng giảm oxy trong không khí thở vào, cải thiện lưu biến máu, ức chế kết tập tiểu cầu, cải thiện chuyển hóa ở mô và giảm độ thấm mao mạch. Cao bạch quả tiêu chuẩn hóa với liều 120mg có tác dụng giống như dihydroergotoxin với liều 4,5mg sau 6 tuần điều trị.

Bệnh tắc động mạch ngoại biên

Cao bạch quả có tác dụng điều trị bệnh tập tễnh cách hồi do tắc động mạch ngoại biên (dùng 120-160mg/ngày trong 24 tuần), làm tăng khoảng cách đi được và giảm đau (200mg/ngày trong 8 tuần). Có tác dụng điều trị bệnh tắc động mạch ngoại biên.

Chóng mặt và ù tai

Cao bạch quả được dùng điều trị những rối loạn ở tai trong như điếc, chóng mặt và ù tai (dùng 120-160mg/ngày trong 4-12 tuần). Kết quả điều trị tốt đối với hội chứng chóng mặt mới mắc phải và không rõ rệt với triệu chứng ù tai và điếc.

Dạng thuốc dùng

Cao tiêu chuẩn hóa (cao khô từ lá khô bạch quả, chiết xuất bằng aceton và nước với tỷ lệ dược liệu/cao là 35-67/1), chứa 22-27% flavon glycosid và 5-7% terpen lacton, trong đó khoảng 2,8-3,4% là các ginkgolid A, B, C và 2,6-3,2% là bilobalid.

CÔNG DỤNG

Cao bạch quả tiêu chuẩn hóa được dùng trong y học hiện đại để điều trị triệu chứng trong thiểu năng tuần hoàn não nhẹ và vừa (hội chứng sa sút trí tuệ trong sa sút trí tuệ) thoái hóa tiên phát, sa sút trí tuệ do tuần hoàn và kết hợp hai dạng với những triệu chứng: Suy giảm trí nhớ, rối loạn tập trung, tâm trạng trầm cảm, chóng mặt, ù tai và nhức đầu. Còn được dùng để làm tăng quãng đường đi không đau ở người có tắc động mạch ngoại biên, như tập tễnh cách hồi, bệnh Raynaud, xanh tím đầu chi và hội chứng sau viêm tĩnh mạch. Ðiều trị bệnh ở tai trong như ù tai và chóng mặt do nguyên nhân mạch máu hoặc thoái hóa.

Liều dùng: Cao khô, ngày dùng 120-240mg, chia 2-3 lần; 40mg cao tương đương 1,4-2,7g lá. Cao lỏng (1:1), mỗi lần 0,5ml, ngày dùng 3 lần.


 

Cây bạch quả (ginkgo biloba) vốn nổi tiếng với những tính năng chữa bệnh và đặc biết sống rất lâu được xem là loài cây cổ nhất trái đất đã xuất hiện cách đây 300 triệu năm vào thời kỳ mà loài khủng long còn tồn tại.

 

 

tac-dung-chua-benh-cua-cay-bach-qua-1

 

 

Ngày nay, các nhà khoa học lại phát hiện một điều lạ lùng mới là cây còn chứa một loài tảo ký sinh mà không có loại cây nào tiếp nhận. Loài tảo này được tìm thấy ở tất cả những cây bạch quả hiện diện trên hành tinh chúng ta.

Cây bạch quả xuất phát từ Trung Quốc và được dùng trong lãnh vực y học cổ truyền từ hàng nghìn năm nay. Trong những năm 90, nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng các chất trích từ cây dược thảo này giúp cải thiện các khả năng nhận thực ở bệnh nhân sa sút trí tuệ. Ngày nay, cây được dùng để điều trị chứng mất trí nhớ cũng như những căn bệnh từ trầm uất đến rối loạn tuần hoàn.

Khi nghiên cứu cây, các nhà khoa học đã ghi nhận sự có mặt của một loài tảo cộng sinh.

Các nhà khoa học đã phát hiện điều này vào năm 2002 khi một nhà dược lý học Pháp thuộc trường Đại học François Rabelais ở Tours ghi nhận rằng một số tế bào cây bạch quả được cấy đôi khi chuyển sang màu xanh lục.

Các phân tích sâu đã cho phép khẳng định rằng các tế bào bạch quả sống ẩn chứa những “bóng ma” tảo: đó là những khung tế bào không nhân và lục lạc. Nhưng khi các tế bào này chết đi, bóng ma sống lại và biến thành loài tảo quang hợp.

Loài tảo lạ lùng này đã được phát hiện ở tất cả các cây bạch quả được quan sát, bất kể nguồn gốc của chúng. Hiện tượng cộng sinh có mặt trong tất cả các phôi và mô sinh sản nhưng không có ở lá.

Các nhà khoa học không giải thích được hiện tượng này hoạt động như thế nào, họ cho rằng loài tảo này lệ thuộc vào cây bạch quả để sinh sống và ngược lại cung cấp cho cây những hợp chất được dùng làm thuốc chữa bệnh.

Theo các nhà nghiên cứu, hiện tượng cộng sinh này đã tồn tại từ hơn 100 triệu năm nay.


Cây bạch quả (còn gọi là Ngân hạnh) lại không hề có tác dụng phòng ngừa sự suy giảm về nhận thức, cũng như giúp chữa trị chứng tâm thần phân liệt hay chứng mất trí.

Cây bạch quả thường được sử dụng rộng rãi nhờ tác dụng của nó đối với trí nhớ và nhận thức. “Tuy nhiên, vẫn còn thiếu những nghiên cứu đủ thuyết phục để khẳng định rằng loài thảo dược này thể trị được các chứng bệnh về tâm thần và thần kinh, như chứng tâm thần phân liệt chẳng hạn” – GS Steven T. DeKosky và các cộng sự đến từ trường Y ĐH Virginia, Charlottesville (Mỹ) đã viết trong bản nghiên cứu về “Tác dụng của cây bạch quả đối với trí não”.

Cũng trong nghiên cứu này, 2.587 người cao tuổi (75 tuổi trở lên) với trí tuệ bình thường và 482 người có dấu hiệu suy giảm nhận thức nhẹ được chỉ định dùng một liều dược thảo dùng 2 lần một ngày là cây bạch quả (120 mg) hoặc một liều thuốc kháng sinh an thần theo chỉ dẫn của bác sĩ.

 

Các nhà khoa học đã thấy không có biểu hiện gì khác biệt giữa 2 nhóm bệnh nhân. So với thuốc kháng sinh an thần, tác dụng của cây bạch quả cũng chỉ có tác dụng rất nhỏ, thậm chí không đáng kể đối với chứng tâm thần phân liệt và mất trí.

 

Cũng không có bằng chứng nào cho thấy tác dụng của cây bạch quả có thể có ảnh hưởng tới quá trình suy giảm nhận thức và trí nhớ. Vì vậy, không nên kì vọng nhiều vào loại thảo dược này.

 

Hơn nữa, tác dụng phụ tiềm ẩn của cây bạch quả thì không tốt chút nào, nhóm nghiên cứu của GS DeKosky cảnh báo. Họ đã chỉ ra những tác hại của cây bạch quả như gây đột quỵ ở mức độ nhẹ. Điều này giải thích vì sao loại cây này không được đánh giá là loại thảo dược an toàn và không thể sử dụng trong chế độ dinh dưỡng thông thường, mà phải có chỉ định của bác sĩ, mặc dù có nhiều công dụng. 


 

 

1. Tên khoa học: Ginkgo biloba L.

 

 

 

 

2. Họ: Bạch quả (Ginkgoaceae).

 

 

 

 

3. Tên khác: Ngân hạnh, công tôn thụ, áp cước tử

 

 

 

 

4. Mô tả:

 

 

Hạt hình trứng, chắc,vỏ cứng, một đầu hơi nhọn, dài từ 1,5 - 2,5 cm, rộng 1 - 2 cm, dầy 1 cm. Vỏ ngoài cứng nhẵn, màu vàng nhạt hay xám nhạt, có 2 đến 3 đường gân chạy dài nổi lên rõ rệt. Vỏ hạt có 3 lớp, lớp ngoài cứng, hai lớp trong mềm, mỏng. Hạt có một nhân hình bầu dục, một đầu có màng mỏng màu nâu nhạt, mặt ngoài nhân vàng hay vàng sẫm, mặt trong màu trắng có bột, giữa rỗng có một tâm nhỏ. Nhân không có mùi, vị ngọt, hơi đắng.

 

 

 

 

5. Phân bố:

 

 

 

 

Cây này không có ở nước ta, vị thuốc phải nhập từ Trung Quốc.

 

 

 

 

6. Trồng trọt:

 

 

7. Bộ phận dùng:

 

 

 

 

Hạt già đã phơi hay sấy khô của cây Ngân hạnh hay Bạch quả (Ginkgo biloba L.), họ Bạch quả (Ginkgoaceae).

 

 

 

 

8. Thu hái, chế biến:

 

 

 

 

Thu hoạch vào mùa thu, hái quả chín, bỏ hết chất thịt và vỏ ngoài, rửa sạch, hấp hoặc luộc qua, phơi hoặc sấy khô.

 

 

 

 

Bỏ tạp chất và vỏ cứng của hạt, lấy nhân, khi dùng giã nát.

 

 

 

 

9. Thành phần hoá học:

 

 

Hạt hàm chứa thành phần có độc, là 4-O-methylpyridoxine, gọi là ginkgotoxin. Còn hàm chứa 6-pentadec-8-enyl-2,4-dihy-droxybenzoic acid, 6-tridecy-2,4-dihydroxybenzoic acid, anacaridc acid và kali, lân, magiê, canxi, kẽm, đồng v.v… Nhân hàm chứa protein, chất béo, carbohydrate, đường v.v...

 

 

 

 

10. Tác dụng dược lý:

 

 

Có thể ức chế sinh trưởng trực khuẩn lao, bên ngoài cơ thể có tác dụng ức chế không đồng trình độ đối với nhiều loại vi khuẩn và chân khuẩn ngoài da. Chất chiết cồn ethanol có tác dụng tiêu đàm nhất định, có tác dụng làm giãn ra hơi yếu đối với cơ trơn phế quản. Diphenol Bạch quả có tác dụng giáng áp ngắn tạm, và gây nên mạch máu tăng gia tính thẩm thấu. Thành phần tan trong nước vỏ ngoài của hạt Ngân hạnh có thể thanh trừ superoxide radical cơ thể, có tác dụng chống suy lão, còn có tác dụng ức chế miễn dịch và chống quá mẫn (dị ứng) (Trung dược học).

 

 

 

 

11. Công năng:

 

 

Liễm phế, định suyễn, chỉ đới trọc, súc tiểu tiện.

 

 

 

 

12. Công dụng:

 

 

Chữa ho, hen, đờm suyễn, đái đục, đái nhiều, đái són, đái dầm.

 

 

 

 

13. Cách dùng, liều lượng:

 

 

 

 

Ngày 4-9g dạng thuốc sắc hay hoàn tán, thường phối hợp với các vị thuốc khác.

 

 

 

 

Chú ý:

 

 

Không dùng hạt sống vì có độc

 

 

 Lá cây Bạch quả được dùng trong nhiều phương thuốc làm tăng tuần hoàn máu trong động mạch, tĩnh mạch và mao mạch. Thuốc dùng cho những người có biểu hiện não suy; rối loạn trí nhớ, khả năng làm việc bằng trí óc sút kém, mất tập trung tư tưởng. Trong lá có flavonoid và hợp chất diterpen.
Cao chiết từ lá cây Bạch quả đã được bào chế thành biệt dược "Ginkogink", "Tanakan"...


Kết quả nghiên cứu cho biết, lá bạch quả có nhiều tác dụng khác nhau khi dùng điều trị bệnh ở người. Cao ginkgo biloba có tác dụng điều hòa mạch máu, giảm nhớt máu và ngưng kết hồng cầu, ức chế yếu tố hoạt hóa tiểu cầu, ngăn chặn các gốc tự do và ổn định màng tế bào trong bệnh mạch máu não, sa sút trí tuệ, giúp bồi bổ trí nhớ. Ginkgo biloba được dùng để điều trị giai đoạn sớm của bệnh Alzheimer, sa sút trí tuệ, ù tai do mạch máu não gây nên. Nhiều nghiên cứu thử nghiệm ginkgo để điều trị bệnh mạch máu não và sa sút trí tuệ đã cho biết sản phẫm làm từ ginkgo có thể làm khả quan hơn những triệu chứng của sa sút trí tuệ. Y học cổ truyền phương Đông còn dùng quả bạch quả làm thuốc tiêu đờm, chữa hen, trị khí hư, tiêu độc, sát trùng.

Các nhà khoa học châu Âu khi nghiên cứu thành phần hóa học và tác dụng của lá bạch quả cũng đã phát hiện được các hoạt chất có tác dụng bổ não, chống lão hóa, giúp cho người cao tuổi khôi phục trí nhớ, trị chứng ngủ gật, kém trí nhớ, hay cáu gắt của người cao tuổi. Hai hoạt chất ginkgolide B và sesquiterpene bilobalide trong chiết suất ginkgo biloba làm tăng tuần hoàn trong não, tăng sức chịu đựng của mô khi thiếu oxy được coi như là một chất bảo vệ thần kinh, chống oxy hóa, chống gốc tự do, ổn định màng và ngăn cản yếu tố kích hoạt tiểu cầu. Những tác dụng dược học khác gồm làm thư giãn nội mô qua sự ngăn chặn phosphodiesterase, ngăn chặn bớt mật độ nhầy của thụ thể choline gây nhầy, thụ thể gây tiết adrenaline, kích thích tái hấp thu choline, ngăn cản sự đóng tụ mảng beta amyloid.

Ngoài công dụng trong bệnh mạch máu não, sa sút trí tuệ, bồi bổ trí nhớ, ginkgo còn được dùng trong chỉ định chống ù tai và có hiệu nghiệm cho bệnh rối loạn tình dục vì dùng thuốc, trị khó chịu khi leo núi cao, giảm phản ứng dễ bị lạnh, giúp khá hơn bệnh thoái hóa điểm vàng trong mắt, suyễn và thiếu giảm oxy trong máu, trong mô.

Với số dân đến tuổi già mỗi lúc một nhiều hơn, số người bị sa sút trí tuệ và có vấn đề với đi lại ngày càng nhiều, ginkgo biloba được coi là một dược thảo khá an toàn, rẻ tiền. Thuốc này có thể hỗ trợ cho bệnh nhân bị bệnh Alzheimer, các rối loạn tâm thần tập tính của người cao tuổi như: Rối loạn trí nhớ, giảm khả năng trí tuệ, lú lẫn và rối loạn trong hành vi cư xử. Ginkgo biloba là thuốc được lựa chọn để điều trị chóng mặt và ù tai, tổn thương võng mạc do căn nguyên thiếu máu, tắc nghẽn động mạch chi dưới mạn tính. Nó làm chậm tiến triển của bệnh và nhẹ bớt triệu chứng để giảm bớt tình trạng sa sút trí tuệ. Điều quan trọng là người bệnh phải chọn lựa kỹ lưỡng loại ginkgo muốn dùng, sản phẩm cần hội đủ tiêu chuẩn an toàn của terpene lactone và ginkgolic acid.

Lưu ý: Cao ginkgo biloba không phải là thuốc hạ áp, không dùng để thay thế cho các thuốc hạ áp. Chưa rõ tác dụng trên phụ nữ có thai, do vậy không nên dùng cho phụ nữ có thai. Không dùng dạng thuốc chích quá 25mg cho những trường hợp say rượu, nhiễm toan hay kém dung nạp fructose sorbitol, hoặc người thiếu men fructose 1,6 - diphosphatase. Cũng đừng pha loãng với các dung dịch khác. Tác dụng phụ hiếm có như rối loạn tiêu hóa, nổi mụn, nhức đầu. Ginkgo thường được dung nạp tốt, nhưng có thể tăng nguy cơ chảy máu nếu dùng chung với warfarin, thuốc chống tiểu cầu và khi dùng chung với một số dược thảo khác.

ên khác: Ngân hạnh, Áp cước tử, Công tôn thụ.
- Tên khoa học: Ginkgo biloba L.
- Họ: Bạch quả (Ginkgoaceae)
Bộ Bạch quả có các họ: Ariba, Ginkgoaceae, Cupressaceae, Taxodiaceae, Pinaceae, Araucariaceae, Cephalotaxaceae, Podocarpaceae, Taxaceae.
Cây Bạch quả là thành viên duy nhất còn tồn tại trong họ Bạch quả.

 

1. Mô tả cây

Bạch quả là một cây to, cao 20 – 30 m, tán lá sum suê. Thân hình trụ, phân thành cành dài, gần như mọc vòng, trên cành có những cành nhánh ngắn, mang lá có cuống dài. Lá mọc so le, thường tụ ở một mấu, phiến lá hình quạt, gốc thuôn nhọn, mép lá phía trên tròn, nhẵn, lõm giữa chia phiến lá thành hai thùy rộng. Gân lá rất sít nhau, tỏa từ gốc lá thành hình quạt, phân nhánh theo hướng rẽ đôi, cuống lá dài hơn phiến. Bạch quả là cây đơn tính, có cây chỉ có hoa đực có cây chỉ có hoa cái. Hoa cái thụ phấn từ hoa đực để kết quả. Quả hạch, hình trứng, kích thước bằng quả mận, thịt màu vàng, có mùi bơ khét rất khó chịu.

2. Phân bố, thu hái, chế biến của cây trong tự nhiên

Bạch quả là loại cây quí từng tồn tại qua hàng trăm triệu năm từ thời tiền sử có loại khủng long cho tới ngày nay không thay đổi hình dạng. Rất dễ nhận ra cây Bạch quả vì tán lá xanh um tươi tốt. Năm 1587 sách thuốc Trung Hoa gọi nó là áp cước tử (Eleusine – coracana) cây có lá hình tam giác giống chân vịt xòe, cũng được trồng ở phố Tàu Toronto, ở các khu nhà chọc trời New- York. Cây Bạch quả là loại cây quí, không bao giờ bị nấm, ký sinh, sâu mọt hay hư mục. Ở thành phố Hiroshima khi bị bom nguyên tử, tất cả các cây đều chết tàn lụi, chỉ có Bạch quả là còn sống sót. Trong rừng núi Trung Hoa, Nhật Bản có nhiều cây sống lâu cả ngàn năm. Người ta trồng Bạch quả thành đồn điền lớn.

Pételot (1954) nói ông thấy cây Bạch quả ở Bắc Việt Nam, mọc rải rác ở một số vườn hoa và một số ngôi chùa, để làm cảnh. Nhưng thực tế qua mấy chục năm không tìm thấy cây Bạch quả ở Việt Nam. Từ năm 1995, Việt Nam đã nhập hạt Bạch quả từ Nhật Bản và Pháp về trồng ở Sapa (Lào Cai), nhưng cây sinh trưởng rất chậm. Tại các hiệu thuốc bạch quả thuộc loại ít dùng. Thường chỉ dùng quả và nhân. Gần đây y học phương Tây nghiên cứu dùng lá. Những lá Bạch quả, dùng để nghiên cứu lúc đầu nhập của Nhật Bản và Nam Triều Tiên. Lá bạch quả được dùng để chế những sản phẩm Bạch quả của Pháp được trồng và thu hái ở gần Bordeaux. Lá Bạch quả được sấy khô, đóng bao chuyển về nơi chế biến sản phẩm bạch quả.

 3. Sơ lược về thành phần hóa học của cây

+ Nhân Bạch quả chứa 5,3 %  protein, 1,5 % chất béo, 68 % tinh bột, 1,57 % tro, 6 % đường.

+ Vỏ Bạch quả chứa  ginkgolic axit, bilobol và ginnol.

+ Lá Bạch quả chứa hai loại hoạt chất: các hợp chất flavonoid và các terpen.

-         Các hợp chất flavonoid (ginkgo – flavon glucozit) là những hợp chất trong đó phần aglycon là 1 flavonol ( quercetin, kaempferol, và isorhamnetin). Phần đường là glucoza và rhamnose. Ngoài ra còn có một ít proanthocyanidin.

-         Nhóm các terpen gồm có ginkgolide (là những diterpen) và bilobalit (1 sesquiterpen) có vị đắng.

+ Ngoài hai loại chất trên, lá Bạch quả còn chứa một số axit hữu cơ như Hydroxykinurenic, kinurnic, parahydroxybenzoic, vanillic.

4. Tác dụng dược lý của cây

Hạt Bạch quả thường dùng để nấu chè, ăn giúp trí nhớ, bổ thận tráng dương, trị phế lao kết hạch, trị hen đờm suyễn, bạch đới, đái nhắt.

Lá Bạch quả làm tăng tuần hoàn động mạch ở các chi và đầu, bình thường hóa tính thấm của mao mạch trong chứng phù nề tự phát, tăng lưu lượng máu đến não, hoạt hóa sự chuyển hóa năng lượng của tế bào bằng cách gia tăng tiêu thụ glucose ở não, và bình thường hóa sự tiêu thụ oxy ở não. Do đó lá Bạch quả dùng làm thuốc giúp trí nhớ, dùng trị bệnh Alzheimer cho người lớn tuổi. Ngoài tác dụng giúp trí nhớ, lá bạch quả còn dùng làm dược thảo ngăn ngừa tác dụng lão hóa con người. [2]

Ngoài ra Bạch quả còn có những tác dụng phụ như sau: rối loạn tiêu hóa, nổi mẩn da, nhức đầu. Nếu cao từ lá Bạch quả tinh khiết thì không độc, nhưng chất axit ginkgolic vượt hơn nhiều số lượng cho phép sẽ gây độc hại. Một số thuốc có nguồn gốc thực vật, khi dùng chung với Ginkgo có thể gây nguy cơ chảy máu như các loại cây họ Bồ công anh (cây cúc tiểu bạch), tỏi, sâm và những coumarin khác.

3. Tác dụng dược lý của cây

Hạt Bạch quả thường dùng để nấu chè, ăn giúp trí nhớ, bổ thận tráng dương, trị phế lao kết hạch, trị hen đờm suyễn, bạch đới, đái nhắt.

Lá Bạch quả làm tăng tuần hoàn động mạch ở các chi và đầu, bình thường hóa tính thấm của mao mạch trong chứng phù nề tự phát, tăng lưu lượng máu đến não, hoạt hóa sự chuyển hóa năng lượng của tế bào bằng cách gia tăng tiêu thụ glucose ở não, và bình thường hóa sự tiêu thụ oxy ở não. Do đó lá Bạch quả dùng làm thuốc giúp trí nhớ, dùng trị bệnh Alzheimer cho người lớn tuổi. Ngoài tác dụng giúp trí nhớ, lá bạch quả còn dùng làm dược thảo ngăn ngừa tác dụng lão hóa con người. [2]

Ngoài ra Bạch quả còn có những tác dụng phụ như sau: rối loạn tiêu hóa, nổi mẩn da, nhức đầu. Nếu cao từ lá Bạch quả tinh khiết thì không độc, nhưng chất axit ginkgolic vượt hơn nhiều số lượng cho phép sẽ gây độc hại. Một số thuốc có nguồn gốc thực vật, khi dùng chung với Ginkgo có thể gây nguy cơ chảy máu như các loại cây họ Bồ công anh (cây cúc tiểu bạch), tỏi, sâm và những coumarin khác.

Liều cao Ginkgo làm giảm hiệu nghiệm của thuốc trị động kinh như axit valproic hay carbamazepin. Ginkgo cũng có thể có lợi khi dùng với cyclosporin vì đặc tính bảo vệ màng mô. Ginkgo có thể có hiệu nghiệm giúp trị rối loạn tình dục khi dùng chung với papaverin nếu chất này dùng riêng không cho kết quả mong muốn.

 

 

 Tác dụng trên thiểu năng tuần hoàn não và bệnh tuần hoàn ngoại biên

Cao Bạch quả qua thực nghiệm cho thấy có tác dụng bảo vệ chuột cống trắng chống lại bệnh thiếu máu cục bộ não. Tiêm truyền tĩnh mạch cao Bạch quả giúp ngăn cản sự phát triển nhồi máu não (khi tiêm mảnh vỡ cục đông máu của nó vào động mạch cảnh gốc). Ngoài ra còn có tác dụng tốt trên nhồi máu não cấp tính hoặc thiếu máu cục bộ não do nghẽn mạch. Trong điều kiện giảm lượng oxy từ không khí thở vào, động vật điều trị với cao bạch quả sẽ sống sót lâu hơn so với nhóm đối chứng, không những do tác dụng tăng lưu lượng tuần hoàn não, mà còn do làm tăng nồng độ glucose và adenosin triphosphat trong máu. Cao Bạch quả tiêm truyền tĩnh mạch còn làm tăng đường kính tiểu động mạch ở mèo, làm giảm sử dụng glucose bởi não. Nó có hiệu quả điều trị phù não gây ra bởi các chất độc hại thần kinh hoặc do chấn thương. Trong nhồi máu não gây ra bởi natri arachidonat ở chuột cống trắng, cao Bạch quả dạng uống hoặc tiêm dưới da có tác dụng ức chế một phần sự tăng nước, natri và calci, đồng thời ức chế tình trạng giảm kali trong não. Cho chuột nhắt trắng uống cao Bạch quả trong 4-8 tuần giúp tăng trí nhớ và nhận thức trong thí nghiệm phản xạ có điều kiện.

 

 

Tác dụng trên tiền đình và thính giác

Cao Bạch quả làm giảm thương tổn ốc tai ở chuột lang và có tác dụng tốt trên độ thấm mao mạch và vi tuần hoàn chung. Cải thiện chức năng về tiền đình và thính giác trên động vật gây thương tổn thực nghiệm.

Tác dụng đối kháng với yếu tố hoạt hóa tiểu cầu (PAF – platelet activation factor): Các hợp chất ginkgolid của cao bạch quả, đặc biệt ginkgolid B là chất đối kháng của PAF. Ginkgolid B có tác dụng ức chế mạnh sự giảm lượng tiểu cầu và co thắt phế quản gây bởi PAF ở chuột lang.











(st)






Comments